Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích

Soạn văn 7

Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích

Đề 1 - Đề 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đề 1 - Đề 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Mùa xuân là Tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

1. Mở bài:

  • Giới thiệu 2 câu thơ
  • Khái quát nội dung câu thơ đó.

2. Thân bài:

  • Giải thích từng câu thơ:
    • Câu 1: mọi người không chỉ trồng cây trong mấy ngày Tết mà trồng cây suốt cả mùa xuân.
    • Câu 2: Bác Hồ nêu rõ mục đích của Tết trồng cây.
  • Từ xuân ở câu này không giống như từ xuân ở câu thơ đầu.
    • Xét về tác dụng của cây xanh đối với môi trường.
    • Khẳng định việc trồng cây xanh có rất nhiều ích lợi.

3. Kết bài: Bài học nhận thức và hành động.

Đề 2 - Đề 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đề 2 - Đề 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hãy tìm hiều người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

1. Mở bài: Giới thiệu câu ca dao.

2. Thân bài:

  • Giải thích câu ca dao.
    • Nghĩa đen: nhiễu điều là miếng vải phủ lên gương cho khỏi bị bụi.
    • Nghĩa bóng: chỉ sự đùm bọc che chở gắn bó của đồng bào cả nước

→ Câu ca dao khuyên nhủ người trong một nước phải thương yêu, đùm bọc nhau như anh em một nhà

  • Biểu hiện:
    • Chiến công oanh liệt: Bạch Đằng, Chi Lăng.
    • Tinh thần được thể hiện qua các việc làm cụ thể.
  • Bài học được rút ra.

3. Kết bài: Ý nghĩa của câu ca dao vãn còn vẹn nguyên.

Đề 3 - Đề 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đề 3 - Đề 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

1. Mở bài:

  • Giới thiệu câu tục ngữ.
  • Khái quát nội dung câu tục ngữ.

2. Thân bài:

  • Giải thích:
    • Thất bại: là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
    • Thành công: là đạt được những kết quả theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.

→ Vậy để có những thành công cần phải có thất bại. Mỗi lần thất bại cho ta kinh nghiệm, sự từng trải để có thể tiến tới thành công mà không bị thất bại nữa.

  • Dẫn chứng trong cuộc sống.
  • Bài học rút ra: không có con đường nào trải đầy hoa hồng mà chỉ có những lần vấp ngã, thất bại mới làm ta đứng lên, gần thành công hơn mà thôi.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa câu tục ngữ.

Đề 4 - Đề 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đề 4 - Đề 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa lời nói trong cuộc sống.

1. Mở bài:

  • Lời nói là công cụ của giao tiếp.
  • Giới thiệu 2 câu nói: “Lời nói gói vàng”, “Lời nói chẳng mất tiền mua … nhau”.

2. Thân bài:

  • Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể. Lời nói vừa lòng là những lời lẽ lịch sự, tế nhị.
  • Để đạt được hiệu quả giao tiếp, ta phải tùy đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.
  • Muốn có khả năng lời nói đẹp cần có quá trinh rèn luyện, học tập.
  • Cần tránh hiện tượng nói ngon, nói ngọt để nịnh hót.

3. Kết bài: Mỗi người cần phải biết nói lời hay, ý đẹp.

Đề 5 - Đề 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đề 5 - Đề 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Em giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

1. Mở bài: Dẫn dắt vào lời khuyên: Học, học nữa, học mãi.

2. Thân bài:

  • Giải thích: Học là gì? Học nữa, học mãi là gì?
  • Học ở những đâu? (học lẫn nhau, học trong sách vở, học ở trường…)
  • Tác dụng của việc học?
    • Học sẽ giúp chúng ta hiểu biết nhiều điều trong cuộc sống này.
    • Học giúp ta không bị lạc hậu.
    • Học giúp ta có thể kiếm được một việc làm tốt hơn.
  • Tấm gương học tập: Bác Hồ.
  • Khẳng định vai trò to lớn của việc học và học không ngừng.

3. Kết bài: Tuổi trẻ cần phải học để nâng cao hiểu biết, hoàn thiện bản thân.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận