Soạn văn 7
Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Soạn văn 7

Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn)

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 6 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ

  • Những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương (nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương, ...)
  • Ca dao:
    • Ai về đến huyện Đông Anh,
      Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
      Cổ Loa hình ốc khác thường,
      Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.
    • Ai về Hà Tĩnh thì về,
      Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.
    • Ai về Tuy Phước ăn nem,
      Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.
    • Dù ai đi ngược về xuôi
      Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
    • Đông Thành là mẹ là cha,
      Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành.
    • Đống Đa ghi để lại đây
      Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.
    • Đường lên Mường Lễ bao xa?
      Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.
    • Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
      Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.
    • Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
      Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng.
    • Thứ nhất là Hội Cổ Loa
      Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
  • Tục ngữ:
    • Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.

    • Bắt người có tóc, ai bắt kẻ trọc đầu.

    • Chân cứng đá mềm.

    • Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.

    • Con có cha như nhà có nóc.

    • Đi với phật thì mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy.

    • Gậy ông đập lưng ông.8Kính trên nhường dưới.

    • Lửa thử vàng, gian nan thử sức.10Mềm nắn, rắn buông.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận