Soạn văn 7
Ôn tập văn nghị luận

Soạn văn 7

Ôn tập văn nghị luận

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Ôn tập văn nghị luận

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 66 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Đọc các bài nghị luận đã học (Bài 20,21,22,24) và điền vào bảng thống kê theo mẫu dưới đây.

STT

Tên bài

Tác giả

Đề tài nghị luận

Luận điểm chính

Phương pháp lập luận

1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.

Chứng minh

2

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đặng Thai Mai

Sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Tiếng Việt có đủ đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Chứng minh kết hợp với giải thích

3

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ở mọi phương diện, Bác Hồ đều giản dị. Sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận

4

Ý nghĩa văn chương

Hoài Thanh

Nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.

Nguồn gốc cốt yốu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người

Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận

Câu 2 Trang 67 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Nêu tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài nghị luận đã học

  • Tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài nghị luận:
    • Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí: hình ảnh so sánh đặc sắc. 
    • Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt: Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ. 
    • Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ: Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện. Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc. 
    • Bài Ý nghĩa văn chương- Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc, văn giàu hình ảnh.
Câu 3 Trang 67 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

a) Trong chương trình ngữ văn 6 và học kì I lớp 7 em đã học nhiều bài thuộc các thể truyện , kí (loại hình tự sự)  và thơ trữ tình , tùy bút (loại hình trữ tình). Bảng kê dưới dây liệt kê các yếu tố có trong các văn bản tự sự , trữ tình  và nghị luận . Căn cứ vào hiểu biết của mình, em hãy chọn trong cột bên phải  những yếu tố có trong mỗi thể loại ở cột bên trái, rồi ghi vào vở.

b) Dựa vào sự tìm hiểu ở trên, em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận  và các thể loại tự sự, trữ tình.

c) Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể coi là văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?

a)

Thể loại     Yếu tố      
  Cốt truyện Nhân vật Người kể chuyện Luận điểm Luận cứ Vần nhịp
Truyện + + +      
  + +      
Thơ tự sự + + +     +
Thơ trữ tình   +       +
Tùy bút   + +     +
Nghị luận       + +  

 

b) Sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình:

  • Các thể loại tự sự như truyện, kí, thơ tự sự chủ yếu dung phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng , con người, câu chuyện, ….
  • Các thể loại trữ tình, tùy bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để thể hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu. Chúng tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật, …
  • Khác với thể loại tự sự và trữ tình, văn nghị luận dùng phương thức lập luận, bằng lí lẽ, dẫn chứng để tình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc  nhưng điều cốt yếu là lập luận với các hệ thống  luận điểm, luận cứ chặt chẽ xác đáng.

c) Những câu tục ngữ ở bài 18, 19 được coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt vì mỗi câu tục ngữ là một luận đề súc tích, khái quát một chân lí được đúc kết bởi kinh nghiệm bao đời của nhân dân. Có những câu tục ngữ còn gợi mở các luận điểm.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận