Soạn văn 7
Rút gọn câu

Soạn văn 7

Rút gọn câu

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Rút gọn câu

Phần I - THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU?
Phần I - THẾ NÀO LÀ RÚT GỌN CÂU?

Câu 1 Trang 14 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

1. Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau?

a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.                                             (Tục ngữ)

b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.

2. Tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu (a). 

3. Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu (a) được lược bỏ?

4. Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao? 

a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. (Nguyễn Công Hoan)

b) – Bao giờ cậu đi Hà Nội?
    – Ngày mai. 

1. Điểm khác nhau ở hai câu:

  • Câu (a) không có chủ ngữ.
  • Câu (b) có chủ ngữ.

2. Những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu (a): Chúng ta, Chúng em, Các em,…

3. Chủ ngữ câu (a) được lược bỏ bởi câu tục ngữ là lời khuyên chung cho tất cả mọi, mang tính đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam.

4. Thành phần của câu được lược bỏ là:

a) Vị ngữ: đuổi theo nó

b) Cả chủ ngữ và vị ngữ.

Phần II - CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN
Phần II - CÁCH DÙNG CÂU RÚT GỌN

Câu 1 Trang 15 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?  

Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co

  • Những câu in đậm thiếu thành phần chủ ngữ.
  • Không nên rút gọn câu như vậy vì khiến các câu trở nên khó hiểu.
Câu 2 Trang 15 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn (in đậm) dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép? 

– Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.
– Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế?
– Bài kiểm tra toán

  • Để thể hiện thái độ lễ phép, cần thêm như sau:
    • Thưa mẹ, bài kiểm tra toán ạ.
Câu 3 Trang 15 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Từ hai bài tập trên, hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì?

  • Khi rút gọn câu cần chú ý:
    • Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
    • Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

Phần III - LUYỆN TẬP
Phần III - LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 16 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì?
a. Người ta là hoa đất.
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
d. Tấc đất tấc vàng.

  • Câu rút gọn là:
    • b: Rút gọn chủ ngữ → Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
    • c: Rút gọn chủ ngữ → Người nuôi lợn ăn cơm nằm, người nuôi tằm ăn cơm đứng.
    • d: Rút gọn nòng cốt câu → Chúng ta nên nhớ rằng tấc đất tấc vàng.
  • Việc rút gọn câu như vậy làm cho câu ngắn gọn hơn, súc tích hơn.

Câu 2 Trang 16 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Hãy tìm các câu rút gọn trong những ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu đã được rút gọn. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy.

a. Trong ví dụ a, câu rút gọn là:

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Dừng chân đứng lại trời non nước

  • Thành phần được rút gọn trong hai câu thơ trên là chủ ngữ, ta có thể khôi phục lại như sau:
    • Chúng ta (chúng tôi, ta, tôi) bước tới Đèo Ngang
    • Chúng ta (chúng tôi, tôi, ta) dừng chân đứng lại trời non nước.

b. Trong ví dụ b ta dễ dàng nhận thấy các câu rút gọn gồm có:

Đồn rằng quan tướng có tài 
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai 
Ban khen rằng ấy mới tài 
Ban cho cái áo với hai đồng tiền 
Đánh giặc thì chạy trước tiên 
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.

  • Với các câu vừa liệt kê trên, thành phần được rút gọn là chủ ngữ. Ta có thể khôi phục lại như sau (giả định):
    • Họ đồn răng quan tướng có tài
      Ông ta cưỡi ngựa chẳng phải vịn ai.
      Vua ban khen rằng: “ấy mới tài”,
      Vua ban cho cái áo với hai đồng tiền,
      Ông ta đánh giặc thì chạy trước tiên
      Ông ta xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.

→ Trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn bởi vì thơ và ca dao có tính hàm súc cao.

Câu 3 Trang 17 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì về cách nói năng?

  • Nguyên nhân của sự hiểu lầm: cậu bé và người khách đã không chung một đối tượng đề cập. Cậu bé đề cập đến vấn đề tờ giấy bố để lại còn ông khách đang đề cập đến vấn đề ông bố.
    • Cậu bé dùng các câu trả lời thiếu chủ ngữ với người khách: “Mất rồi”, “Thưa…tối hôm qua”, “Cháy rồi”.
    • Người khách lại cứ nghĩ là bố cậu bé mất nên cũng đưa ra những câu hỏi thiếu chủ ngữ: “Mất bao giờ?”, “Sao mà mất nhanh thế?”.

→ Bài học: khi nói phải đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, đủ thông tin đặc biệt chú ý vào ngữ cảnh, không được nói rút gọn vào những hoàn cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm.

Câu 4 Trang 18 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Đọc truyện cười sau đây, Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.

  • Việc dùng các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn có tác dụng gây cười phê phán.
    • Đây → lẽ ra phải là “Tôi là người ở đây”.
    • Mỗi → lẽ ra phải là “Nhà tôi chỉ có một đứa”
    • Tiệt → lẽ ra phải là “ Bố mẹ tôi đều đã mất cả rồi”.

→ Anh ta trả lời nhanh như vậy là để không bị chậm việc ăn uống của mình.

  • Ý nghĩa: Phê phán những người ham ăn tục uống, bất lịch sự với người khác.

{{lessonTitle}}Thảo luận