Soạn văn 7
Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Soạn văn 7

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Phần I - TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Phần I - TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 Trang 21 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi.

a) Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không?
b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?
c) Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?

a) Các đề văn đó được xem là đề bài, đầu bài và dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết được.

b) Căn cứ để xác định các đề trên là đề văn nghị luận:

  • Tất cả 11 đề trên nêu ra những vấn đề khác nhau nhưng đều bắt nguồn từ cuộc sống xã hội con người.
  • Tất cả đều là những luận điểm để người viết giải quyết.

c) Tính chất của đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm văn: ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, phản bác, … đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp để không đi lệch vấn đề.

Câu 2 Trang 21 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

a) Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ:

  • Đề nêu lên vấn đề gì?
  • Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?
  • Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
  • Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?

b) Từ việc tìm hiểu đề trên, hãy cho biết: Trước một đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề?

a) Đề văn “Chớ nên tự phụ”:

  • Đề nêu lên vấn đề: không nên tự phụ.
  • Đối tượng và phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống.
  • Khuynh hướng tư tưởng của đề này là phủ định, phê phán tính tự phụ.
  • Đề này đòi hỏi người viết phải: hiểu thế nào là tính tự phụ, biểu hiện của tính tự phụ, phân tích tác hại của tính tự phụ và nhắc nhở, khuyên mọi người chớ nên tự phụ.

b) Trước một đề văn, muốn làm bài tốt, cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi bị sai lệch.

Phần II - LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Phần II - LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 Trang 22 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

1. Xác lập luận điểm 

Đề bài Chớ nên tự phụ nêu ra một ý kiến thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ. Em có tán thành với ý kiến đó không? Nếu tán thành thì coi đó là luận điểm của mình và lập luận cho luận điểm đó. Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài để mở rộng suy nghĩ. Cụ thể hóa luận điểm chính bằng các luận điểm phụ.

2. Tìm luận cứ 

Để lập luận cho tư tưởng “chớ nên tự phụ”, thông thường người ta nêu các câu hỏi: Tự phụ là gì? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? Tự phụ có hại như thế nào? Tự phụ có hại cho ai? Hãy liệt kê những điều có hại do tự phụ và chọn các lí lẽ, dẫn chứng quan trọng nhất để thuyết phục mọi người. 

3. Xây dựng lập luận 

Nên bắt đầu lời khuyên “chớ nên tự phụ” từ chỗ nào? Dẫn dắt người đọc đi từ đâu tới đâu? Có nên bắt đầu bằng việc miêu tả một kẻ tự phụ với thái độ chủ quan, tự đánh giá mình rất cao và coi thường người khác không? Hay bắt đầu bằng cách định ng

1. Xác định luận điểm: Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn.

2. Tìm luận cứ:

  • Tự phụ là gì? (là tự cao, tự đại, đề cao mình và coi thường người khác).
  • Chớ nên tự phụ ( bởi không biết khả năng thực sự của bản thân, bị mọi người ghét bỏ)
  • Tự phụ có hại cho bản thân và trong quan hệ với người khác
  • Dẫn chứng (trong thực tế trường lớp, bản thân,…)

3. Xây dựng lập luận:

  • Định nghĩa tính tự phụ.
  • Biểu hiện của tính tự phụ.
  • Tác hại của tính tự phụ.
  • Đề cao lối sống hòa đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

Phần III - LUYỆN TẬP
Phần III - LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 22 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.

a. Tìm hiểu đề:

  • Vấn đề nghị luận: ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.
  • Bàn luận về vấn đề nghị luận:
    • Vai trò của sách đối với đời sống con người.
    • Phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh.
    • Sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.
  • Thái độ với vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.

b. Lập ý:

  • Mở bài: Giới thiệu vấn đề: vai trò to lớn của sách với cuộc sống con người
  • Thân bài:
    • Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở các phương diện.
    • Ích lợi của sách thể hiện trong thực tế. Những sự vệc cụ thể cho thấy ích lợi của sách.
      • Ta được thư giãn
      • Được bước chân vào xứ sở của cái đẹp
      • Học lời hay ý đẹp để giao tiếp, ứng xử
    • Dẫn chứng
    • Hành động của mỗi người khi nhận rõ ích lợi to lớn của sách.
  • Kết bài:
    • Phải yêu sách
    • Hãy rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận