Soạn văn 7
Văn bản báo cáo
Phần I - ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BÁO CÁO
a) Viết báo cáo để làm gì?
b) Báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
c) Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em.
a) Viết báo cáo để trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đã làm được của một cá nhân hay một tập thể.
b) Chú ý:
- Về nội dung: phải nêu rõ Ai viết?, ai nhận?, nhận về việc gì và kết quả ra sao.
- Về hình thức: phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng.
c) Viết báo cáo khi em sơ kết học kì I, tổng kết phong trào thi đua học tốt trong tháng 11.
Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết báo cáo?
- Tình huống phải viết báo cáo: (b).
Phần II - CÁCH LÀM VĂN BẢN BÁO CÁO
a) Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau?Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?)
b) Từ hai văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo.
a)
- Thứ tự:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
- Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
- Nơi nhận báo cáo
- Người (tổ chức) báo cáo
- Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
- Chữ kí và họ tên người báo cáo
- Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.
- Những phần quan trọng của văn bản báo cáo:
- Báo cáo với ai? (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Ban Giám hiệu Trường Trần Quốc Toản.
- Người báo cáo: (Lớp trưởng)
- Báo cáo về vấn đề gì? (quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ, hoạt động 20-11).
- Báo cáo để làm gì? (để nhà trường biết).
b) Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý
- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục
- Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
- Nơi nhận báo cáo
- Người (tổ chức) báo cáo
- Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
Phần III - LUYỆN TẬP
Sưu tầm và giới thiệu trước lớp một văn bản báo cáo (chỉ ra các nội dung, hình thức, phần, mục được trình bày trong văn bản đó).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
Về kết quả của phong trào đội bạn cùng tiến
Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS Phan Chu Trinh
Hưởng ứng phong trào Đôi bạn cùng tiến do Nhà trường tổ chức, lớp 7A chúng em đã tích cực tham gia và đã thu được kết quả như sau:
a. Về học tập: điểm tổng kết cuối học kì 100% các bạn đạt được điểm trung bình trở lên. Trong đó có 25% đạt điểm giỏi, 70% đạt điểm khá, 5% đạt điểm trung vình khá và không có điểm yếu.
b. Về thái độ: Thực hiện tốt nội quy nhà trường. Đi học đúng giờ, giữ trật tự trong lớp, các bạn hăng say phát biểu ý kiến. Trong lớp đặc biệt có đôi bạn Vũ Huy Hà và Pham Minh Hưng có nhiều điểm tiết bộ vượt bậc.
Với việc duy trì phong trào trên, năm học này cả lớp sẽ phấn đấu đạt 100% các bạn có học lực khá.
Thay mặt tập thể lớp 7A
Lớp trưởng
Nguyễn Ái Nhân
Nêu và phân tích các lỗi cần tránh khi viết một văn bản báo cáo.
- Thiếu một trong các mục
- (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- (2) Địa điểm làm báo cáo và ngày tháng.
- (3) Tên văn bản: Báo cáo về...
- (4) Nơi nhận báo cáo.
- (5) Người (tổ chức) báo cáo.
- (6) Nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được.
- (7) Kí tên.
- Tên báo cáo không viết chữ in hoa.
- Các phần trong báo cáo không rõ ràng, cân đối và sáng sủa.
Thảo luận