Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự miêu tả

Soạn văn 7

Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự miêu tả

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự miêu tả

Đề 1 - Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (cảm động, buồn cười) em gặp ở trường:
Đề 1 - Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (cảm động, buồn cười) em gặp ở trường:

Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (cảm động, buồn cười) em gặp ở trường:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em định kể (câu chuyện cảm động về một em bé khuyết tật).

2. Thân bài:

  • Kể lại hoàn cảnh xảy ra chuyện: Chiều nay, trên đường đi học về.
  • Kể lại chi tiết câu chuyện:
    • Em nhìn thấy cậu bé bị khuyết một bên chân đi lại khó khăn, trang phục…
    • Cậu loay hoay sang đường
    • Em đã giúp cậu bé qua đường
    • Cậu bé cảm ơn em

3. Kết bài: Cảm nhận của em về việc mình đã làm.

Đề 2 - Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ”) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).
Đề 2 - Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ”) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ”) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

1. Mở bài: Giới thiệu, tưởng tượng câu chuyện định kể (“Lượm” hoặc“Đêm nay Bác không ngủ”). Kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba.

2. Thân bài: Kể lần lượt các chi tiết:

  • “Lượm”:
    • Hoàn cảnh người chú gặp Lượm: những ngày Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ác liệt.
    • Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách của Lượm
    • Chi tiết Lượm đi chuyển thư
    • Lượm hi sinh
  • “Đêm nay Bác không ngủ”:
    • Thời gian: đêm đã về khuya
    • Không gian: vắng lặng, cơn mưa rừng còn chưa dứt
    • Kể lần lượt lần thức dậy thứ nhất và thứ ba của anh đội viên, ở đó chú ý khắc họa hình ảnh của Bác.
    • Tình cảm của Bác dành cho chiến sĩ, cho nhân dân và vận mệnh đất nước.
    • Tình cảm của anh chiến sĩ dành cho Bác – vị Cha già của dân tộc Việt Nam.
  • Bày tỏ suy nghĩ của em về Lượm hoặc về Bác Hồ.

3. Kết bài:

Tưởng tượng một kết thúc của câu chuyện (Sau ngày giải phóng, chú về thăm mộ của Lượm, anh bộ đội đi làm với Bác).

Đề 3 - Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).
Đề 3 - Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).

Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).

1. Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả (biển Nha Trang)

2. Thân bài:

  • Miêu tả khái quát về vẻ đẹp ấy: Như một viên ngọc xanh quý hiếm của Việt Nam.
  • Miêu tả chi tiết:
    • Trên đường đi: những ngôi nhà san sát nối hàng dài, không khí trong lành, gió biển lồng lộng,…
    • Tả cảnh biển (theo không gian và thời gian sáng - chiều – về đêm): bãi biển cát trắng mịn và dọc hai bên đường là những hàng cây xanh mát,…
  • Cảm xúc khi em đến thăm cảnh đẹp ấy: (hạnh phúc và vui vẻ).

3. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của cảnh và sự bổ ích của những tháng hè vừa qua.

Đề 4 - Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em:
Đề 4 - Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em:

Đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em:

1. Mở bài: Giới thiệu người bạn em định tả.

2. Thân bài:

  • Miêu tả khái quát: Trông bạn rất đáng yêu (khỏe khoắn, nhanh nhẹn, lanh lợi,…)
  • Miêu tả lần lượt các chi tiết:
    • Vóc dáng
    • Khuôn mặt: (mái tóc, ánh mắt, nụ cười)
    • Nước da
    • Cách ăn mặc
  • Tính cách
  • Hoạt động
  • Điều em thích nhất ở bạn: (phẩm chất, tính cách).

3. Kết bài: Tình cảm của em với người bạn đó.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận