Soạn văn 7
Văn bản đề nghị

Soạn văn 7

Văn bản đề nghị

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Văn bản đề nghị

Phần I - ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Phần I - ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

Câu 2 Trang 124 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

a) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?

b) Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

c) Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị.

a) Viết giấy đề nghị để nói lên ý kiến, nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó để những người có thẩm quyền giải quyết.

b) Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày:

  • Trình bày cần sang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn.
  • Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?

c) Ví dụ về viết giấy đề nghị: Xin đi tham quan, xin mua thêm quạt, …

Câu 3 Trang 124 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?

a) Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.

b) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất xe đạp.

c) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.

d) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết.

  • Các tình huống cần viết giấy đề nghị: a) và c)
  • Tình huống b) làm bản tường trình, tình huống d) làm bản kiểm điểm cá nhân.

Phần II - CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Phần II - CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

Câu 1 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

a) Hãy đọc hai văn bản đề nghị trên và xem các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống nhau và khác nhau?Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?

(Gợi ý: Muốn xác định được cần phải trả lời một số câu hỏi: Đề nghị ai? Ai đề nghị? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?…)

b) Từ hai văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị.

a)

  • Hai văn bản được trình bày theo thứ tự:
    • Quốc hiệu
    • Địa điểm viết đơn, ngày… tháng … năm.
    • Tên văn bản
    • Nơi gửi đến
    • Nêu sự việc, lí do, ý kiến đề nghị
    • Người viết kí, ghi rõ họ tên.
  • Những phần quan trọng:
    • Chủ thể: Người viết đề nghị
    • Khách thể: Người tiếp nhận đề nghị
    • Nội dung: Đề đạt nguyện vọng gì?
    • Mục đích.
  • Hai văn bản đề nghị giống nhau: Người đề nghị, người nhận đề nghị, mục đích việc đề nghị.
  • Hai văn bản khác nhau ở phần nội dung trình bày cụ thể.

b) Cách làm một văn bản đề nghị:

  • Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Nguyện vọng được giải quyết sẽ mang lại ích lợi gì?

Phần III - LUYỆN TẬP
Phần III - LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 127 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Đọc và suy nghĩ về hai tình huống sau đây:

a) Hôm nay bị ốm, không đi học được, em phải viết đơn xin phép thầy, cô giáo nghỉ học.

b) Có một vở chèo rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.

Em thay mặt tập thể lớp viết một văn bản đề nghị với thầy, cô giáo chủ nhiệm.Từ hai tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống và khác nhau ở chỗ nào.

  • So sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị:
    • Giống nhau: đều đề đạt những nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể lên một cá nhân hay tổ chức có thẩm quyền để được giải quyết.
    • Khác nhau:
      • Đơn chỉ cần trình bày lí do để đạt nguyện vọng.
      • Đề nghị không chỉ trình bày lí do mà còn có thể cần phải cắt nghĩa nói rõ lí do cho người tiếp nhận hiểu đúng vai trò giải quyết.
Câu 2 Trang 127 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Trao đổi với các bạn trong tổ, nhóm để rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị.

  • Lỗi thường gặp trong văn bản đề nghị là: viết dài dòng, không theo quy định mẫu.

{{lessonTitle}}Thảo luận