Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh

Soạn văn 7

Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Viết bài tập làm văn số 5 - Văn lập luận chứng minh

Đề 1 - Đề 1 (trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đề 1 - Đề 1 (trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

1. Mở bài:

  • Dẫn dắt để giới thiệu tình hình học tập của lớp (có một số bạn lơ là học tập).
  • Đưa ra chân lí: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm việc gì có ích.

2. Thân bài:

  • Sơ lược về tình hình học tập của các bạn trong thời gian qua.
  • Chứng minh cho các bạn thấy: nếu không chịu khó học tập khi còn trẻ thì sẽ có rất nhiều tai hại:
    • Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức.
    • Không có đủ kiến thức để làm việc.
    • Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chung.
    • Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này.
  • Dẫn chứng.

3. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung vào việc học.

Đề 2 - Đề 2 (trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đề 2 - Đề 2 (trang 58, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy chứng minh rằng bào vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

1. Mở bài:

  • Nêu khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống của chúng ta.
  • Khẳng định: Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống.

2. Thân bài:

  • Nêu những ích lợi của rừng:
    • Trong chiến tranh.
    • Trong cuộc sống thường ngày
    • Ảnh hưởng tới hệ sinh thái và tự nhiên.
  • Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:
    • Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ sự trong lành của sự sống.
    • Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ mình khỏi những thiên tai.
    • Nghĩa là chúng ta đang gìn giữ cho những ích lợi lâu dài của cộng đồng.

3. Kết bài: Nêu trách nhiệm của bản thân và gửi thông điệp bảo vệ rừng đến mọi người

Đề 3 - Đề 3 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đề 3 - Đề 3 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nhưng có bạn lại bảo “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng”. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

1. Mở bài:

  • Giới thiệu câu tục ngữ.
  • Khái quát nội dung câu tục ngữ.
  • Dẫn dắt đến ý kiến.

2. Thân bài:

  • Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
    • Nghĩa đen
    • Nghĩa bóng
    • Ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ
  • Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng trong thực tế mà em biết.
  • Ý nghĩa ý kiến của bạn: khẳng định hoàn cảnh sống chỉ là thứ yếu, bản lĩnh con người mới là yếu tố quyết định nhân cách con người ấy
  • Thuyết phục bạn theo ý kiến của mình: cả câu tục ngữ và ý kiến của bạn đều đúng, chúng bổ sung phát triển nội dung nhắc nhở con cháu.

3. Kết bài: Tán thành ý kiến của bạn nhưng cần khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ vì đó là một chân lí đã được chứng minh.

Đề 4 - Đề 4 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đề 4 - Đề 4 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

1. Mở bài: Đây là một vấn đề cấp thiết được toàn nhân loại quan tâm.

2. Thân bài:

Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu không có ý thức bảo vệ môi trường:

  • Các thiên tai xảy ra
  • Nắng nóng kéo dài

→ Hậu quả là đê vỡ, cuốn trôi nhà cửa, mùa màng, cướp đi sinh mạng của nhiều người.

  • Tại sao lại xảy ra những chuyện như vậy?
  • Khẳng định: Nếu khai thác không đi đôi với bảo vệ, giữ gìn và phát triển thì tài nguyên sẽ dần cạn kiệt.

3. Kết bài: Môi trường xanh, sạch, đẹp là môi trường sống lí tưởng cho cuộc sống con người.

Đề 5 - Đề 5 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đề 5 - Đề 5 (trang 59, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.

1. Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát về Bác Hồ.
  • Dẫn dắt vấn đề: lối sống thanh bạch giản dị của Bác Hồ.

2. Thân bài:

  • Giản dị trong đời sống:
    • Bữa ăn thanh đạm
    • Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
    • Bác tự làm mọi việc để không phiền đến người khác.
  • Giản dị trong mối quan hệ với mọi người:
    • Bác suốt đời làm việc, từ việc lớn đến việc nhỏ: từ việc cứu nước đến việc viết một bức thư cho đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam…
    • Bác còn đặt tên cho các đồng chí.
  • Giản dị trong lời nói và bài viết: Các câu nói của Bác đều ngắn gọn, hàm súc.
  • Giản dị trong ngay thơ văn Bác làm: “Tức cảnh Pác Bó”.
  • Khẳng định: Bác Hồ là vị lãnh tụ đáng kính của Việt Nam và Bác rất giản dị từ lối sống đến việc làm.

3. Kết bài: Hãy học tập lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận