Soạn văn 7
Kiểm tra phần Văn

Soạn văn 7

Kiểm tra phần Văn

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Kiểm tra phần Văn

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Chọn một câu ca dao đã học hoặc sưu tầm được, phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó

  • Ví dụ bài ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

    • Hai dòng thơ đầu dùng nghệ thuật so sánh để ví “công cha nghĩa mẹ”, vốn là hai khái niệm khá trừu tượng thành cụ thể.
    • Hai dòng sau là lời khuyên nhủ ân cần mà tha thiết. Nó nêu lên một thứ tình cảm mà con người phải quý trọng: “Trong trăm thứ đạo, đạo hiếu làm đầu". Dù có đi theo tôn giáo nào đi nữa thì cái đạo lớn nhất, tôn giáo lớn nhất là “thờ mẹ kính cha”.
Câu 2 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Hãy lựa chọn một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

  • Nội dung của bài thơ: vừa miêu tả chính xác hình ảnh chiếc bánh trôi nước lại vừa kín đáo nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến: thủy chung, son sắt nhưng thân phận bất hạnh, lênh đênh, chìm nổi.
  • Tác giả đã dùng màu sắc, thành ngữ, dùng cấu trúc câu đối lập rất độc đáo để chuyển mọi chi tiết hình tượng chiếc bánh trôi nước thành hình tượng một người phụ nữ dễ thương, tội nghiệp và đáng kính trọng.
Câu 3 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Chép lại hai câu thơ Đường đã học (nếu có thể, cả phần phiên âm chữ Hán) và giải thích lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.

ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU

Nguyệt lạc, ô đề, mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đổi sầu miên

  • Hai dòng thơ đầu cho ta hình dung một không gian trống trải, cô lạnh ở bầu trời và dưới bờ bãi sông nước. Cảnh im phăng phắc không một bóng người.
    • Câu đầu: trong cái chợt thức của con quạ, nó nhìn trăng tà đã rụng xuống. Nó đâu biết rằng thời gian từ lúc nó ngủ đến lúc này là một khoảng khá dài. Vì quá sợ cái điều đột ngột này mà quạ đã kêu lên trong sự im lìm của muôn vật. Hình như bất ngờ trước sự đánh thức của tiếng quạ, những giọt sương bị đánh thức. Chúng đồng loạt rơi từ nhành sương, nơi quạ đứng.
    • Câu thứ hai cho ta hình dung đống lửa của người chài lưới bên sông đã lụi tàn. Lâu lâu những chiếc lá phong khô rơi vào nó lại bùng lên soi rõ một người khách đang ngủ mệt mà mối sầu xa xứ vẫn cứ vấn vương trong mộng.

 

Câu 4 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

  • Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa: gợi một nơi yên tĩnh giữa núi rừng. Trăng lồng vào trong lá cành của cây cổ thụ khiến cho vòm lá nơi tối nơi sáng, lóng lánh đan xen trăng và lá. Bóng trăng qua tầng cao của cổ thụ, tiếp tục lồng với hoa ở dưới thấp. Trăng đã hòa nhập, đã tạo nên linh hồn cho tạo vật.
  • Dạ bán quy lai, nguyệt mãn thuyền: phảng phất thơ Đường của Trương Kế “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” gợi cảm giác rất buồn, rất lẻ loi thì câu thơ của Bác chủ động hơn. Bác và các đồng chí của mình sau khi bàn việc quân giữa chốn thần tiên nơi khói sóng quây tụ trên sông đã “qui lai” (quay về). Con thuyền chở người đã trở thành con thuyền chở trăng.

→ Câu thơ biểu hiện tâm hồn thơ mộng, yêu thiên nhiên, say đắm, hòa mình vào ánh trăng núi rừng. Thể hiện phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác.

Câu 5 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Em cảm nhận được gì về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi?

  • Qua việc hồi tưởng lại cảnh mùa xuân trên đất Bắc, Vũ Bằng đã bộc lộ tình cảm gắn bó, nhớ nhung da diết với gia đình, với quê hương. Đó là nỗi nhớ cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, cuộc sống những ngày xuân ở Hà Nội. Những cảnh vật, lễ nghi ấy mang vẻ đẹp rất riêng, rất tinh tế. Phải yêu thương quê hương bản sắc văn hóa dân tộc sâu xa mới có những cảm xúc nhạy bén về mùa xuân như vậy.

 

Câu 6 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trinh của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để phân tích. (Lựa chọn hai câu: Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây)

  • Chị ngã em nâng: nói về tình cảm chị em trong gia đình phải luôn tương trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, khi khó khăn và khi gian nan nhất.Câu tục ngữ trên đã xuất hiện từ xưa đến nay nó đã được nhân dân ta đúc kết từ những kinh nghiệm sống quý báu, nhắc nhở mỗi chúng ta nên biết coi trọng tình cảm giữa những người thân trong gia đình.
  • Không thầy đố mày làm nên: khẳng định về vị trí, tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người, đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, đền đáp công ơn thầy cô.
Câu 7 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Nếu các luận điểm trong các bài nghị luận ở bài 20,21,23

  • Bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
    • Khẳng định tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc.
    • Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ và hiện tại.
    • Phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc trong thực tế là nhiệm vụ quan trọng.
  • Bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
    • Khẳng định tiếng Việt là thứ tiếng hay và đẹp, là niềm tự hào của người Việt Nam.
  • Bài 23: Đức tính giản dị của Bác Hồ
    • Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.
    • Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.
Câu 8 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Dùng một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”

  • Một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7 để chứng minh ý kiến của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”:
    • Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi): đọc văn bản này, ta như thấu hiểu hơn tình mẫu tử thiêng liêng, ta cảm xúc hơn với những hi sinh to lớn mà người mẹ dành cho con. Từ đó càng biết trân trọng, yêu quý mẹ.
    • Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): cho ta nhìn thấy một thế giới loài vật sống động, trải nghiệm với anh chành Dế Mèn kiêu căng, cho ta biết xót thương kẻ yếu, biết khinh bỏ tính cách khoe khoang, xốc nổi.
Câu 9 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện Sống chết mặc bay và tác dụng của nó.

  • Nghệ thuật tương phản là: đưa ra những chi tiết, hành động đối lập nhằm làm nổi vấn đề, tư tưởng chính của tác phẩm.
  • Cách thể hiện thủ pháp này trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là cảnh nhân dân đang vật lộn căng thẳng vất vả trước nguy cơ đê vỡ, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi họ đi hộ đê.
Câu 10 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

  • Ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu: là thái độ khinh bỉ của ông dành cho Va-ren - một kẻ xảo trá, lố bịch,... Đồng thời bộc lộ nét tính cách kiên cường, bất khuất, xứng đáng là vị anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, tiêu biểu cho khí phách dân tộc.

 

Câu 11 Trang 137 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 2

Qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính”?

  • Oan Thị Kính là thành ngữ nhân gian gợi những nỗi oan trái ghê gớm mà người lương thiện mắc phải, không thể nào giãi bày được.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận