Soạn văn 7
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)
Bố cục & Nội dung chính
- Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh đêm thanh tĩnh.
- Phần 2 (hai câu tiếp): Cảm nghĩ của tác giả.
Nội dung chính: Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình yêu quê hương của Lí Bạch khi ông phải sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh.
Hướng dẫn trả lời
Có người cho rằng trong bài “Tĩnh dạ tứ” hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh, hai câu sau thiên về tả tình.
- Ở hai câu thơ đầu, dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau chỉ có ba chữ trực tiếp tả tình “tư cố hương” còn lại đều tả cảnh, tả người.
→ Như vậy tình và cảnh gắn bó: tả cảnh có ngụ tình, tả tình hàm chứa tả cảnh.
Tuy không phải là một bài thơ Đường luật song "Tĩnh dạ tứ" cũng sử dụng phép đối.
a. So sánh về mặt từ loại trong hai câu cuối để bước đầu hiểu thế nào là phép đối
b. Phân tích tác dụng của phép đối ấy
a) Tác giả sử dụng phép đối ở hai câu cuối:
“Ngẩng đầu / nhìn / trăng sáng
Cúi đầu / nhớ / cố hương”.
Hai câu đối rất chuẩn về mặt từ loại:
- động từ / động từ (cử đầu – đê đầu), (vọng – tư)
- tính từ / tính từ (minh – cố)
- danh từ / danh từ (nguyệt – hương)
b) Phép đối có tác dụng làm cho người đọc thấy được rõ hơn nỗi nhớ quê hương, ánh trăng thấm đẫm buồn của nhà thơ.
Dựa vào bốn động từ “nghi”- "cử" - “đê”- "tư" để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.
Bốn động từ “nghi, cử, đê, tư” có tác dụng liên kết, làm cho mạch cảm xúc thống nhất, liền mạch, diễn tả hành động, tâm trạng của nhân vật trữ tình - nhà thơ.
Thảo luận