Soạn văn 7
Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh
Bố cục & Nội dung chính
- Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “lí hoài nam"): Giới thiệu sơ lược một số làn điệu dân ca Huế.
- Đoạn 2 (Còn lại): Đêm nghe ca Huế trên sông Hương.
- Nội dung chính:
- Qua buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di dản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển.
Hướng dẫn trả lời
Trước khi đọc bài văn này, em biết gì về cố đô Huế? Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết.
- Em biết về cố đô Huế:
- Huế là cố đô – kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.
- Huế là thành phố đẹp và cổ kính với nhiều cảnh đẹp như sông Hương, núi Ngự, những công trình kiến trúc đẹp nổi tiếng: Ngọ Môn, chùa Thiên Mụ, …
- Giọng Huế nhẹ nhàng, người Huế thanh lịch.
- Nhã nhạc cung đình Huế được công nhận là di sản phi vật thể của thế giới.
Hãy thống kê các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc tiêu biểu của xứ Huế được nhắc tới trong bài văn, để thấy sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương.
- Tên các làn điệu dân ca Huế:
- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh hồn (buồn bã).
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung (náo nức, nồng hậu tình người).
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện (gần gũi dân ca Nghệ Tĩnh), hò Huế (khao khát).
- Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.
- Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân (buồn, bi ai).
- Tên các loại nhạc cụ: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn bầu, đàn tam, sáo, cặp sanh,…
Sau khi đọc bài văn trên, em biết thêm gì về vùng đất này?
- Những hiểu biết thêm sau khi đọc bài văn này:
- Một số cảnh đẹp, di tích, địa danh ở Huế.
- Trang phục, con người.
- Các điệu dân ca với nguồn gốc, cái hay, cái đẹp riêng.
Hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
a) Ca Huế được hình thành từ đâu?
b) Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, tươi vui vừa trang trọng, uy nghi?
c*) Tại sao có thể nói nghe ca Huế là một thú tao nhã?
a) Ca Huế được hình thành từ ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình (nhã nhạc).
b) Các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài văn vừa sôi nổi, vui tươi, vừa trang trọng, uy nghi vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc: nhạc dân gian và nhạc cung đình.
c) Nghe ca Huế là một thú tao nhã:
- Cách thưởng thức độc đáo.
- Nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, đất nước.
- Những lời ca đẹp đó được những ca công còn rất trẻ trình diễn.
- Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế cũng là thêm yêu đất nước mình.
→ Đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
Thảo luận