Soạn văn 7
Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

Soạn văn 7

Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

  1. Soạn văn
  2. Lớp 7
  3. Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Trang 177 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 1


Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?

  • Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội.
  • Hoàn cảnh và tâm trạng khi tác giả viết bài này:
    • Được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng kiểm soát của Mĩ ngụy, xa cách quê hương đất Bắc.
    • Tâm trạng: nhớ da diết Hà Nội.
Câu 2 Trang 177 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 1


Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.

Bài văn chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1 (Từ đầu … đến “mê luyến mùa xuân”): Tình cảm của con người với mùa xuân là quy luật tất yếu.
  • Đoạn 2 (Tiếp … đến “mở hội liên hoan”): Cảnh sắc, không khí mùa xuân của Hà Nội.
  • Đoạn 3 (Còn lại): Cảnh sắc, không khí mùa xuân sau rằm tháng giêng.

Ba đoạn văn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc: từ những quy luật tình cảm chung của con người đến những cảm nhận riêng về mùa xuân. Cuối cùng là những cảm nhận sâu sắc về tháng giêng.

Câu 3 Trang 177 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 1


Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết:
a. Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến?

c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này?

a) Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả:

  • Mùa xuân với mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm, câu hát huê tình.
  • Tất cả đều hòa quyện trong nhang trầm, đèn nến, trong cái ấm áp tỏa ra từ không khí gia đình đoàn tụ.

b) Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người:

  • Con người: “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai … những cặp uyên ương đứng cạnh” và “tim người ta cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá”.
  • Thiên nhiên: những con vật nằm thu mình trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn.

c) Nhận xét:

  • Ngôn ngữ: được chắt lọc tinh tế, những hình ảnh vừa cụ thể vừa mới lạ.
  • Giọng điệu: vừa sôi nổi, vừa tha thiết, diễn tả được tâm trạng bồi hồi, nhớ thương mùa xuân, quê hương của tác giả.
Câu 4 Trang 177 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 1


Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu:
a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả.
b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?
c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.

a) Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng:

  • Hết tết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong.
  • Cỏ không không mướt xanh nhưng nức một mùi hương man mác.
  • Mưa xuân thay thế cho mưa phùn.
  • Con người trở về bữa cơm giản dị.
  • Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
  • Giờ không còn thịt mỡ dưa hành mà thay vào đó là thịt thăn.
  • Cánh màn điều hạ xuống.
  • Các trò vui ngày tết cũng hết.

b) Tác giả đã miêu tả tinh tế sự chuyển biến của thiên nhiên trong một khoảng thời gian dài. Qua việc tái hiện những cảnh sắc, không khí ấy, có thể khẳng định: chính tình yêu và nỗi nhớ da diết đến cháy bỏng với Hà Nội đã làm thức dậy bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả khiến cho ngòi bút của ông tinh tế và nhạy cảm hơn.

Câu 5 Trang 178 SGK Ngữ Văn 7 - Tập 1


Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.

Qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả, cảnh sắc mùa xuân miền Bắc hiện lên với những ấn tượng êm đềm, dịu ngọt, có sự giao hòa đồng điệu của trời đất, của lòng người, của sức sống, tình yêu và nỗi nhớ.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận