Soạn văn 6
Viết đơn

Soạn văn 6

Viết đơn

  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Viết đơn

Phần I - KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN?
Phần I - KHI NÀO CẦN VIẾT ĐƠN?

Câu 1 Trang 131 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Từ những ví dụ cụ thể sau đây, em hãy rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn, hoặc vì sao cần viết đơn ?

Ví dụ 1 : Khi em có nguyện vọng gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, em viết đơn gửi Ban Chấp hành Đoàn trường.

Ví dụ 2 : Chẳng may bị ốm, không đến lớp được, em viết đơn gửi cô giáo chủ nhiệm xin phép nghỉ học.

Ví dụ 3 : Do hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, em viết đơn gửi Ban Giám huệ nhà trường xin được miễn giảm học phí.

Ví dụ 4 : Do sơ suất, em bị mất giấy chứng nhận tốt nghiệp Tiểu học. Em viết đơn xin cấp lại.

  • Cần viết đơn khi: muốn đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.
Câu 2 Trang 131 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào phải viết đơn, viết gửi ai ?

  • Chiều nay các bạn đến học nhóm tại nhà em, do sơ suất, kẻ gian đã lấy mất chiếc xe đạp của em.
  • Trong trường mới mở một lớp học nhạc và học, em rất muốn theo học.
  • Trong giờ học toán, em đã gây mất trật tự làm thấy giáo không hài lòng.
  • Gia đình chuyển chỗ ở, em muốn được học tiếp lớp 6 ở chỗ mới đến.
  • Cả 4 trường hợp đều cần viết đơn
  • Các trường hợp trên cần viết đơn :
    • Đơn trình báo.
    • Đơn xin tham gia câu lạc bộ.
    • Bản tự kiểm điểm.
    • Đơn xin chuyển trường.

Phần II - CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN
Phần II - CÁC LOẠI ĐƠN VÀ NỘI DUNG KHÔNG THỂ THIẾU TRONG ĐƠN

Câu 2 Trang 132 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Hãy đọc hai mẫu đơn ở trên và cho biết mục trong đơn được trình bày theo thứ tự như thế nào. Theo em, cả hai mẫu đơn có những điểm gì giống và khác nhau ? Những phần nào là quan trọng, không thể thiếu trong cả hai mẫu đơn ? (Muốn xác định được, cần trả lời các câu hỏi : Ai gửi đơn ? Gửi cho ai ? Vì sao gửi đơn ? Gửi để làm gì ?)

  • So sánh 2 mẫu đơn:
    • Giống: Đều có phần mở đầu, kết thúc, thứ tự sắp xếp các mục.
    • Khác:
      • Đơn theo mẫu: kê khai thông tin cá nhân đầy đủ và chi tiết hơn; phần nội dung: ghi nguyện vọng, không ghi lý do.
      • Đơn không theo mẫu: Không ghi đầy đủ thông tin cá nhân, nội dung đơn thì đủ hai nội dung: Vì sao gửi đơn? Gửi để làm gì?
  • Những phần quan trọng, không thể thiếu trong hai mẫu đơn:
    • Quốc hiệu
    • Tên của đơn
    • Tên người viết đơn
    • Tên người hoặc tên tổ chức cơ quan nhận đơn
    • Lí do viết đơn
    • Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn
    • Chữ kí của người viết đơn

Phần III - CÁCH THỨC VIẾT ĐƠN
Phần III - CÁCH THỨC VIẾT ĐƠN

1. Viết theo mẫu.

2. Viết không theo mẫu.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận