Soạn văn 6
Ẩn dụ

Soạn văn 6

Ẩn dụ

  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Ẩn dụ

Phần I - ẨN DỤ LÀ GÌ?
Phần I - ẨN DỤ LÀ GÌ?

Câu 1 Trang 68 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ Người Cha được dùng để chỉ ai ? Vì sao có thể ví như vậy ?

                         Anh đội viên nhìn Bác

                        Càng nhìn lại càng thương

                        Người Cha mái tóc bạc

                        Đốt lửa cho anh nằm.

                                                 (Minh Huệ)

  • Trong khổ thơ, cụm từ Người Cha để chỉ Bác Hồ.
  • Có thể ví như vậy bởi tình yêu thương của Bác Hồ dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con.
Câu 2 Trang 68 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Cách nói này có gì giống và khác với phép so sánh ?

  • Giống: nếu chúng ta liên tưởng và viết thành câu: Bác Hồ là người Cha của dân tộc Việt Nam.
  • Khác nhau:
    • Phép so sánh: xuất hiện cả 2 vế A (vế được so sánh) và B (vế dùng để so sánh).
    • Phép ẩn dụ: lược bỏ vế A chỉ có vế B → Phép so sánh ngầm.

Phần II - CÁC KIỂU ẨN DỤ
Phần II - CÁC KIỂU ẨN DỤ

Câu 1 Trang 68 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Các từ in đậm dưới đây được dùng để chỉ những hiện tượng  hoặc sự vật nào ? Vì sao có thể ví như vậy ?

Về thăm nhà Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

                                                       (Nguyễn Đức Mậu)

  • Các từ in đậm thắp, lửa hồng dùng để chỉ hàng rào râm bụt trước nhà Bác Hồ ở làng Sen.
  • Có thể ví như vậy vì:
    • lửa hồng và màu đỏ (của hoa râm bụt) có sự tương đồng về hình thức.
    • thắp lên và nở hoa có sự tương đồng về cách thức.
Câu 2 Trang 69 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Cách dùng từ trong cụm từ in đậm dưới đây có gì đặc biệt so với cách nói thông thường ?

Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.

                                                                                                             (Nguyễn Tuân)

  • Cách dùng từ nắng giòn tan đặc biệt so với cách nói thông thường bởi cách ví von kì lạ:
    • nắng thường thấy qua thị giác.
    • giòn tan thường được cảm nhận qua xúc giác (sờ, cầm, nắm,...).

→ Cách so sánh đặc biệt có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang xúc giác.

Câu 3 Trang 69 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Từ những ví dụ đã phân tích ở các phần I và II, hãy nêu lên một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ.

  • Một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ:
    • Ẩn dụ hình thức
    • Ẩn dụ cách thức
    • Ẩn dụ phẩm chất
    • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Phần III - LUYỆN TẬP
Phần III - LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 69 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau đây:

  • Cách 1:

Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

  • Cách 2:

Bác Hồ như Người Cha
Đốt lửa cho anh nằm

  • Cách 3:

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

(Minh Huệ)

  • So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt:
    • Cách 1: Miêu tả trực tiếp về Bác Hồ.
    • Cách 2: Dùng phép so sánh.
    • Cách 3: Dùng phép ẩn dụ.
  • Cách diễn đạt có dùng so sánh và ẩn dụ tạo cho câu nói có hình tượng, giàu cảm xúc hơn so với cách nói bình thường và ẩn dụ làm cho câu nói hàm súc cao hơn so sánh.
Câu 2 Trang 69 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Tìm các ẩn dụ trong những ví dụ dưới đây. Nêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.

a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

(Tục ngữ)

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

c) Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

(Ca dao)

d) Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)

a)

  • Ăn quả: người hưởng thành quả của người đi trước.
  • Kẻ trồng cây: Người tạo ra thành quả, người đi trước.

b)

  • Mực, đen: khó tẩy rửa → Có sự tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.
  • Đèn, sáng: sáng sủa → Có sự tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.

c)

  • Thuyền: phương tiện giao thông đường thủy, có tính chất cơ động. → Có sự tương đồng với người đi xa.
  • Bến: đầu mối giao thông, có tính chất cố định. → Có sự tương đồng với người ở lại.

d)

  • Mặt trời (đi qua trên lăng): mặt trời tự nhiên.
  • Mặt trời (trong lăng rất đỏ): hình ảnh ẩn dụ, ngầm chỉ Bác Hồ.

Cơ sở của sự liên tưởng:

  • Bác Hồ đem lại cho đất nước và dân tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn.
  • Thể hiện lòng thành kính, biết ơn của nhân dân đối với Bác.
  • Cả Bác Hồ và mặt trời đều là cội nguồn của ánh sáng, sự sống của người dân Việt Nam.
Câu 3 Trang 69 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong các câu văn, câu thơ dưới đây và nên lên tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.

a) Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt.

                                                   (Tô Hoài)

b) Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai.

(Hoàng Trung Thông)

c) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Trần Đăng Khoa)

d) Em thấy cả trời sao

Xuyên qua từng kẽ lá

Em thấy cơn mưa rào

Ướt tiếng cười của bố.

(Phan Thế Cải)

a) Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: từ khứu giác (mũi ngửi) chuyển thành thị giác (mắt nhìn).

→ Tác dụng: Liên tưởng mới lạ, giúp con người cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan.

b) Ánh nắng chảy đầy vai: từ xúc giác chuyển thành thị giác.

→ Tác dụng: khiến cho hình ảnh ánh nắng trở nên mềm mại và gần gũi với con người.

c) Tiếng rơi rất mỏng: từ thính giác chuyển thành xúc giác.

→ Tác dụng: khiến ta hình dung được tiếng rơi khẽ khàng của chiếc lá.

d) Ướt tiếng cười của bố: từ xúc giác, thị giác chuyển thành thính giác

→ Tác dụng: gợi sự liên tưởng thú vị, mới lạ về tiếng cơn mưa rào.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận