Soạn văn 6
Động từ

Soạn văn 6

Động từ

  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Động từ

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Phần I

ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ

1. Động từ trong các câu đó là:

a) đi, đến, ra, hỏi.

b) lấy, làm, lễ.

c) treo, xem, cười, bảo, bán, đề.

2. Ý nghĩa khái quát của các động từ: là loại từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

3. So sánh động từ với danh từ:

  • Danh từ:
    • Không kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, vẫn, hãy, chớ, đừng,…
    • Thường làm chủ ngữ trong câu
    • Khi làm vị ngữ phải có từ là đứng trước.
  • Động từ:
    • Kết hợp với các từ: đã, đang, sẽ, vẫn, hãy, chớ, đừng,…
    • Thường làm vị ngữ trong câu.
    • Không thể kết hợp với các từ: những, các, số từ và lượng từ.
    • Khi động từ làm chủ ngữ (rất ít) thì nó mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ,…
Phần II

CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ CHÍNH

1. Xếp vào bảng phân loại:

Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau

Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Trả lời câu hỏi Làm gì?

đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, -yêu, đứng, chạy.

Trả lời các câu hỏi Làm sao?, Thế nào?

dám, toan, đừng, định.

buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu

2. Tìm thêm những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên :

  • Động từ chỉ hành động (Trả lời cho câu hỏi Làm gì?): đánh, biếu, tặng, suy nghĩ,…
  • Động từ chỉ trạng thái (Trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?): vỡ, bẻ, mòn,…
Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 147 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Tìm động từ trong truyện “Lợn cưới, áo mới” cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào?

Động từ trong truyện “Lợn cưới áo mới”:

  • Động từ chỉ hành động: khoe, may, đi, khen, đến, thấy, hỏi, chạy, đứng, bảo, mặc, đợi, đến, thấy, ra, đem, tất tưởi, giơ,...
  • Động từ chỉ trạng thái: thấy, tức tối, tất tưởi.
  • Động từ chỉ tình thái: đem, hay
Câu 2 Trang 147 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?

THÓI QUEN DÙNG TỪ

Có một chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay ra, hét lên:
- Đưa tay cho tôi mau!
Anh ta sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại nói:
- Cầm lấy tay tôi này!
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát. Trong lúc anh chàng còn mê mệt, người nọ giải thích:
- Tôi nói vì biết tính anh này. Anh chỉ muốn cầm của người khác chứ không bao giờ chịu đưa cho ai cái gì. Tình huống buồn cười ở chỗ là sự keo kiệt của anh chàng bị rơi xuống sông, sắp chết đến nơi rồi mà cái nết vẫn không chừa. Đưa: là trao cho ai một vật gì đó. Cầm: là lấy một vật gì đó về cho mình. Anh chàng này keo kiệt nên thường ngày chỉ thích nhận, cầm mà rất sợ phải đưa, phải trao cho người khác. Cho đến khi anh ta gặp tình huống nguy hiểm chữ đưa kia vẫn làm cho anh ta sợ

Câu chuyện buồn cười ở chỗ anh chàng này thà chết chứ nhất quyết không chịu đưa cho ai cái gì. Chỉ có người ta đưa anh cái gì thì anh mới nhận. Đây là bản tính bần tiện nên nó trở thành thói quen cho việc dùng từ của anh.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận