Soạn văn 6
Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Soạn văn 6

Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Phần I

TỪ NHIỀU NGHĨA

1. Đọc bài thơ (tr.55 SGK Ngữ văn 6, tập 1): “Những cái chân”

2. Nghĩa của từ chân trong từ điển:

  • Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng (đau chân, gãy chân...)
  • Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật, có tác dụng đỡ các bộ phận khác (chân bàn, chân ghế, chân đèn...)
  • Bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân răng...)

3. Một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân:

* Mũi:

  • Bộ phận của cơ thể con người hoặc động vật, có đỉnh nhọn : mũi người, mũi hổ,…
  • Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thủy: mũi tàu, mũi thuyền,…
  • Bộ phận nhọn sắc của vũ khí hoặc dụng cụ: mũi dao, mũi kéo,…

* Tay:

  • Bộ phận hoạt động: vung tay, nắm tay,…
  • Nơi tay người tiếp xúc với sự vật: tay ghế, tay vịn cầu thang,…

4. Từ chỉ có một nghĩa: com-pa, kiềng, xe đạp, xe máy, hoa hồng, Ngữ văn…

Phần II

HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ

1. Mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân:

Từ nghĩa đầu tiên của từ “chân” (Bộ phận dưới cùng của cơ thể người, động vật; dùng để đi, đứng) sau đó, dựa vào đặc điểm, tính chất, thuộc tính của nghĩa gốc tìm ra sự tương đồng về vị trí giữa nơi tiếp xúc với đất của cơ thể người với các sự vật, hiện tượng khác nói chung.

2. Trong một câu nhất định, một từ thường chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ được hiểu cả ở nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

3. Trong bài thơ “Những cái chân”, từ chân được dùng với nghĩa chuyển nhưng muốn hiểu được nghĩa chuyển ta phải dựa vào nghĩa gốc.

⟹ Tác giả đã sử dụng đồng thời cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển tạo nên những liên tưởng thú vị đặc biệt là hình ảnh chiếc võng dù không có chân nhưng vẫn đi khắp nơi.

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 56 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Hãy tìm ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng?

* Mũi:

  • Nghĩa gốc: chỉ một bộ phận của cơ thể người, động vật, có thuộc tính có đỉnh nhọn nhô ra phía trước: mũi người, mũi trâu…
  • Nghĩa chuyển:
    • Chỉ bộ phận của đồ dùng: mũi dao, mũi kéo, mũi kim,…
    • Chỉ bộ phận của phương tiện: mũi tàu, mũi thuyền,…
    • Chỉ bộ phận của vũ khí: mũi giáo, mũi gươm, mũi tên,…
    • Chỉ bộ phận của lãnh thổ: Mũi Né, mũi Cà Mau,…

* Đầu:

  • Nghĩa gốc: bộ phận chứa não bộ ở trên cùng: đầu người, đầu cá,…
  • Nghĩa chuyển:
    • Bộ phận ở trên cùng, đầu tiên: đầu bảng, đầu danh sách, đầu sổ,…
    • Bộ phận quan trọng nhất: đầu đàn, đầu ngành, đầu đảng,…

* Cổ:

  • Nghĩa gốc: bộ phận giữa đầu và chân: cổ cò, cổ hươu,…
  • Nghĩa chuyển:
    • Bộ phận của sự vật: cổ chai, cổ lọ,…
    • Chỉ sự sợ hãi: rụt cổ rùa, so vai rụt cổ,…
    • Chỉ sự mong đợi: nghển cổ.
Câu 2 Trang 56 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Trong tiếng Việt, có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người. Hãy kể ra những trường hợp chuyển nghĩa đó?

  • Lá: lá phổi, lá gan, lá mỡ,…
  • Quả: quả tim, quả thận.
  • Hoa: hoa tay.

Câu 3 Trang 57 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Dưới đây là một số hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt. Hãy tìm thêm cho mỗi hiện tượng chuyển nghĩa đó ba ví dụ minh họa:

a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái cưa - cưa gỗ.
b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: gánh củi đi - một gánh củi

a) Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hành động: cái bào – bào gỗ, cân muối – muối dưa, lạng thịt – thịt con gà,…

b) Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị: đang bó lúa – gánh hai bó lúa, đang nắm cơm – hai nắm cơm, đang gói bánh – ba gói bánh…

Câu 4 Trang 57 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

NGHĨA CỦA TỪ “BỤNG”

Thông thường, khi nói đến ăn uống hoặc những cảm giác về việc ăn uống, ta nghĩ đến bụng. (1)Ta vẫn thường nói: đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng, ... Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thế người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”. (2) Nhưng các cụm từ nghỉ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang di, ... Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là “biểu tượng của ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra, đối với người, với việc nói chung”.

(Theo Hoàng Dĩ Đình)

a. Tác giả đoạn trích nêu lên mấy ý nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không?
b. Trong các trường hợp sau đây, từ bụng có nghĩa gì:

  • Ăn cho ấm bụng.
  • Anh ấy tốt bụng.
  • Chạy nhiều, bụng chăn rất săn chắc.

a) Từ bụng có 2 nghĩa:

(1) Bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày.

(2) Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra đối với người và việc nói chung.

Em đồng ý với tác giả nhưng em thấy, tác giả còn thiếu một nghĩa của từ bụng đó là phần phình to ở giữa một sự vật: bụng chân. (3)

b)

  • Ăn no cho ấm bụng: nghĩa (1)
  • Anh ấy tốt bụng: nghĩa (2)
  • Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc: nghĩa (3).
Câu 5 Trang 56 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận