Soạn văn 6
Số từ và lượng từ

Soạn văn 6

Số từ và lượng từ

  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Số từ và lượng từ

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Phần I

SỐ TỪ

1.

Số từ

Vị trí

Danh từ được số từ bổ sung

Ý nghĩa biểu thị của số từ

a)

hai

Đứng trước danh từ

chàng

Biểu thị số lượng

Một trăm

Đứng trước danh từ

ván cơm nếp

Biểu thị số lượng

một trăm

Đứng trước danh từ

nệp bánh chưng

Biểu thị số lượng

chín

Đứng trước danh từ

ngà, cựa, hồng mao

Biểu thị số lượng

một

Đứng trước danh từ

đôi

Biểu thị số lượng

b)

sáu

Đứng sau danh từ

Hùng Vương

Biểu thị thứ tự


3. Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ đôi: cặp, tá, chục…2. Từ “đôi” trong câu a không phải là số từ mà là danh từ chỉ đơn vị.

VD: Một tá bút chì.

Phần II

LƯỢNG TỪ

1. So sánh nghĩa của các từ in đậm với nghĩa của số từ:

  • Giống : cùng đứng trước danh từ.
  • Khác:
    • Số từ: chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
    • Lượng từ: chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

2. Mô hình cụm danh từ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

các

hoàng tử

những

kẻ

thua trận

Cả

mấy vạn

tướng lính, quân sĩ

Phần III

LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 129 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.

Không ngủ được

Một canh... hai canh... lại ba canh,
Tràn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
(Hồ Chí Minh)

Các số từ trong bài thơ là:

  • Một, hai, ba, năm: chỉ số lượng vì đứng trước danh từ.
  • Bốn, năm: chỉ thứ tự vì đứng sau danh từ.
Câu 2 Trang 129 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?

Con đi trăm núi ngàn khe,
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
(Tố Hữu)

Các từ in đậm trăm, ngàn, muôn trong hai dòng thơ được dùng với ý nghĩa: là số từ chỉ số lượng rất nhiều.

Câu 3 Trang 129 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Qua hai ví dụ sau, em thấy ý nghĩa của các từ từng và mỗi có gì khác nhau?
a. Thần dừng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...] (Sơn Tinh, Thủy Tinh)
b. Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả. (Sự tích Hồ Gươm)

Nghĩa của các từ từng và mỗi trong hai ví dụ:

  • Giống nhau: tách ra từng cá thể, từng sự vật.
  • Khác nhau:
    • từng: mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác.
    • mỗi: nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.
Câu 4 Trang 130 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Chính tả “Lợn cưới, áo mới” (cả bài).

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận