Soạn văn 6
Cô Tô - Nguyễn Tuân

Soạn văn 6

Cô Tô - Nguyễn Tuân

  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Cô Tô - Nguyễn Tuân

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 91 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

  • Bố cục: 3 đoạn
    • Đoạn 1 (Từ đầu … đến “theo mùa sóng ở đây”): Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão.
    • Đoạn 2 (Tiếp theo ... đến “là là nhịp cánh”): Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô.
    • Đoạn 3 (Còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
Câu 2 Trang 91 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão qua đi đã được miêu tả như thế nào? Em hãy tìm và nhận xét những từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh diễn tả vẻ đẹp ấy trong đoạn đầu bài.

  • Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được miêu tả:
    • Không gian: trong trẻo, sáng sủa, bầu trời trong sáng.
    • Cây trên đảo thêm xanh mượt.
    • Nước bể lại lam biếc đậm đà.
    • Cát lại vàng giòn.
    • Lưới càng thêm nặng.

→ Những tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng giúp người đọc hình dung một Cô Tô bao la, trong sáng và tinh khôi.

Câu 3 Trang 91 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp. Em hãy tìm những từ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh đẹp rực rỡ ấy. Nhận xét về những hình ảnh so sánh mà tác giả sử dụng ở đây.

  • Những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc mà tác giả đã dùng để vẽ nên cảnh mặt trời mọc:
    • “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên như một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng.”
    • “y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”.
    • Màu sắc hài hòa rực rỡ “đỏ hồng, bạc, ngọc trai”.

→ Chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.

Câu 4 Trang 91 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo đã được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn cuối bài văn? Em có cảm nghĩ gì về cảnh ấy?

  • Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả:
    • Những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền.
    • Cảnh tác giả và mọi người tắm quanh giếng.
    • Chỗ bãi đá: nuôi hải sâm, thuyền đỗ vào.
    • Cảnh chị Châu Hòa Mãn địu con.
  • Cảnh sinh hoạt khẩn trương, tấp nập, nhưng vô cùng thanh bình sau bão dữ: “cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có biết bao nhiêu là người đến gánh và múc…đi đi về về”..

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận