Soạn văn 6
Thứ tự kể trong văn tự sự
Hướng dẫn trả lời
TÌM HIỂU THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
1.
- Các sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”:
- Giới thiệu hai vợ chồng ông lão.
- Ông lão bắt được một con cá vàng.
- Cá vàng xin ông lão tha mạng và hứa sẽ đền đáp. Ông lão thả cá.
- Về nhà, ông lão kể cho vợ, mụ nổi cáu và bắt ông đi tìm cá vàng đòi: máng lợn, nhà cao rộng, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng và làm Long Vương.
- Mụ bị trừng phạt vì tội tham lam, bội bạc và trở lại với túp lều nát và cái máng lợn sứt.
- Các sự việc trong truyện được kể theo trình tự thời gian.
- Hiệu quả nghệ thuật của việc kể đó: làm cho cốt truyện mạch lạc, sáng tỏ và dễ theo dõi.
2. Đọc đoạn văn
Thứ tự thực tế của bài văn được kể ngược lại với thứ tự tự nhiên: đem kết quả của sự việc ra kể trước (thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân). Hiện tại kể trước, sau đó mới kể về quá khứ của thằng Ngỗ:
- Hoàn cảnh
- Những trò chơi Ngỗ nghịch trước đó.
→ Các sự việc trong truyện không kể theo trình tự thời gian mà theo dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, kể theo ngôi thứ 3. Trước hết kể hiện tại – quá khứ - hiện tại.
Kể theo thứ tự này làm cho câu chuyện trở nên phong phú, khách quan như thật.
LUYỆN TẬP
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp, nhưng hồi Liên mới từ quê đến khu tập thế ở với bố bên cạnh nhà tôi, thì không hiếu sao tôi lại rất ghét Liên. Có thế là vì Liên mới ở quê ra mà biết ăn mặc lịch sự, lại hay giặt giũ phơi phóng, ra điều ta đây chăm chỉ, ngoan ngoãn, làm cho tôi như bị kém cạnh! Tôi nhớ như in lần va chạm đầu tiên với Liên. Lần ấy, ngày đầu tiên nắng to sau một tuần mưa dầm dề, mọi người ai cũng giặt giũ, phơi phóng đầy cả sân. Khi tôi giặt xong quần áo đem phơi, thì sợi dây phơi nhà tôi đã phơi đầy áo quần của Liên. Tôi bực mình lùa một cách thô bạo áo quần của Liên vào một đầu, rồi phơi áo quần của mình vào phần dây còn lại, xong việc tôi đi vào nhà. Liên nhìn thấy nhưng không nói gì. Cô đi tìm sợi dây khác buộc làm dây phơi rồi phơi áo quần của mình lên đó. Hôm ấy, tôi cùng mẹ đi phố, nhân thế ghé thăm bà ngoại, đến chiều mới về. Không ngờ đến chiều thì trời đổ mưa to. Nhìn trời mưa tôi nghĩ, chắc áo quần của mình phơi đã ướt sạch rồi. Nhưng khi về nhà thì áo quần đã được ai thu dọn. Tôi đang đưa mắt nhìn quanh, thì Liên sang bảo, khi trời sắp mưa, cô đã kịp rút hộ vào và đem trả lại cho tôi. Nhìn xấp quần áo khô đã gấp gọn gàng, tôi thực sự ngạc nhiên và cảm động. Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng lên. Thì ra tôi đã nghĩ xâu cho Liên. Từ đó tôi và Liên trở thành đôi bạn thân trong khu tập thể, vui buồn có nhau...
(Tự thuật của một học sinh)
Câu hỏi: Chuyện được kế theo thứ tự nào? Chuyện kế theo ngôi nào? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thê nào trong câu chuyện?
- Câu chuyện được kể theo thứ tự hiện tại kể trước, “Tôi và Liên là bạn thân cùng lớp”. Sau đó mới hồi tưởng về quá khứ: “Hồi Liên mới từ quê đến khu tập thể...”
- Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất - người kể xưng là tôi.
- Yếu tố hồi tưởng có tác dụng minh chứng cho khởi đầu tình bạn gắn bó giữa Liên và tôi, làm cho câu chuyện trở nên chân thành xúc động.
Cho đề văn sau: "Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa". Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Lập dàn bài: “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”.
(Kể theo ngôi thứ nhất).
* Mở bài: Giới thiệu qua về nơi em được đến, em đi cùng ai? Đi trong bao lâu?
* Thân bài:
- Tâm trạng vui sướng, háo hức trong lần đầu được đi chơi xa.
- Quan sát của em trên đường đi.
- Miêu tả những nét đẹp của cảnh vật và con người nơi em đến. Em thích nhất điều gì?
- Xúc cảm lúc chia tay.
* Kết bài: Cảm nghĩ của em sau chuyến đi.
Thảo luận