Soạn văn 6
Sự tích Hồ Gươm

Soạn văn 6

Sự tích Hồ Gươm

  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Sự tích Hồ Gươm

Bố cục & Nội dung chính
Bố cục & Nội dung chính

  • Đoạn 1: (Từ đầu đến “trên đất nước”): Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
  • Đoạn 2: (Còn lại): Long Quân đòi lại gươm sau khi đất nước đã hết giặc.

Nội dung chính: Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Trang 42 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần vì:

  • Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy.
  • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hợp chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân.
Câu 2 Trang 42 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

  • Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm mà nhờ có Lê Thận thả lưới được thanh gươm. Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, gươm sáng rực hai chữ “Thuận thiên”; khi chạy giặc, Lê Lợi nhận được chuôi gươm có ánh sáng lạ, lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
  • Ý nghĩa của cách cho mượn gươm của Long Quân:
    • Cho thấy sức mạnh của sông nước và rừng núi quy tụ, sức mạnh của nhân dân.
    • Ca ngợi người anh hùng Lê Lợi tài đức, đáng được gửi gắm niềm tin. Ngoài ra, Lê Lợi nhận được chuôi gươm nói lên được vị trí minh chủ của mình trong nghĩa quân, được trời lựa chọn.
Câu 3 Trang 42 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn

Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:

Từ khi có gươm thần, công cuộc đánh ngoại xâm có nhiều thay đổi: nhuệ khí tăng lên, thanh gươm thần tung hoành khắp nơi làm cho quân Minh bạt vía, uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi và đặc biệt, họ không phải trốn tránh như xưa mà chủ động, xông xáo đi tìm giặc để đánh, giành chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Câu 4 Trang 42 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra như thế nào?

  • Long Quân đòi gươm khi đất nước đã sạch bóng quân thù, Lê Lợi lên ngôi vua, dời đô về Thăng Long.
  • Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra rất long trọng. Khi Lê Lợi đang dạo trên Hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm Lê Lợi đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”, nhà vua trả gươm, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống.
Câu 5 Trang 42 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm

Ý nghĩa của truyện “Sự tích Hồ Gươm”:

  • Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, tính chất toàn dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu chuyện cũng ca ngợi người anh hùng Lê Lợi.
  • Truyền thuyết giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm).
  • Thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Câu 6 Trang 42 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì?

  • Truyền thuyết của nước ta có hình ảnh Rùa Vàng: truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”.
  • Hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân. Nhưng riêng “Sự tích Hồ Gươm”, Rùa Vàng còn có ý nghĩa đề cao, tạo thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế của nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận