Soạn văn 6
Ngôi kể trong văn tự sự

Soạn văn 6

Ngôi kể trong văn tự sự

  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Ngôi kể trong văn tự sự

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Phần I

NGÔI KỂ VÀ VAI TRÒ CỦA NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

a) Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ 3. Dấu hiệu: người kể gọi tên nhân vật bằng chính tên của họ (vua, em bé, cha), người kể giấu mình đi.

b) Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất. Dấu hiệu: nhân vật Dế Mèn tự xưng là “tôi”.

c) Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là Dế Mèn.

d) Trong hai ngôi kể, ngôi kể thứ 3 có thể kể tự do, không bị hạn chế còn ngôi kể thứ nhất chỉ kể những gì mình biết và trải qua.

đ) Đổi ngôi trong đoạn 2 thành đoạn 3, thay “tôi” bằng “Dế Mèn” thì đoạn văn mới có nhiều tính khách quan hơn.

e) Không nên đổi ngôi kể thứ 3 của đoạn văn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi vì nếu đổi thì phải cấu tạo lại hầu như cả đoạn văn, phá vỡ cách kể ban đầu và nội dung chuyện cũng phải thêm bớt.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 89 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn:

Ngày nào cũng vậy, suốt buổi tôi chui vào trong hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con dường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Sau khi thay đổi ngôi kể thành ngôi thứ ba (chú ta) thì đoạn mới mang tính khách quan hơn.

Câu 2 Trang 89 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn:

Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già cua bà chàng, con meo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mún cười lại gần vuốt ve con mèo.

(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

Sau khi thay đổi ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất (thay “Thanh” bằng “tôi”)

⟹ Có tác dụng tô đậm thêm sắc thái tĩnh lặng của cảnh vật trong đoạn văn. Làm cho đoạn văn mang tính chất tự thuật.

Câu 3 Trang 90 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?

Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ 3. Vì ta nhận thấy, không có nhân vật nào xưng “tôi” mà gọi tên các nhân vật (Mã Lương, vua, tên địa chủ,…)

Câu 4 Trang 90 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Vì sao trong các truyện cố tích, truyền thuyết người ta hay kế chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?

Trong truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ 3 là bởi:

  • Người kể có thể linh hoạt, tự do kể ra những gì diễn ra với nhân vật.
  • Những chuyện này đã xảy ra từ rất lâu rồi, người kể không được chứng kiến các sự việc chỉ nghe người khác truyền lại.
Câu 5 Trang 90 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào?

Khi viết thư, em dùng ngôi kể thứ nhất. Vì viết thư là để giãi bày tình cảm, để trao đổi những câu chuyện riêng tư của chính bản thân mình.

Câu 6 Trang 90 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1

Dùng ngôi kể thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.

Ví dụ: Khi nhận được một chiếc váy mà em đã thích từ lâu:

  • Hôm nay, tôi đã rất bất ngờ khi được mẹ tặng cho chiếc váy mà tôi đã thích từ lâu.
  • Tôi vui sướng, trong lòng rạo rực và thử ngay chiếc váy mới.
  • Tôi ôm chầm lấy mẹ và nói lời cảm ơn.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận