Soạn văn 6
Phương pháp tả cảnh

Soạn văn 6

Phương pháp tả cảnh

  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Phương pháp tả cảnh

Phần I - PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH
Phần I - PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH

Câu 2 Trang 46

a) Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ ?

b) Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì ? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào ?

c) Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn (miêu tả từ trên xuống dưới, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể hay theo thứ tự thời gian ...).

a) Qua hình ảnh nhân vật Dượng Hương Thư, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông dữ là bởi vì:

  • Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào.
  • Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.
  • Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ và cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b)

  • Văn bản thứ 2 tả sự hùng vĩ của dòng sông Năm Căn và rừng đước bạt ngàn.
  • Người viết đã miêu tả theo thứ tự: từ gần đến xa và từ thấp lên cao.

c)

  • Tóm tắt các ý của văn bản 3:
    • Mở bài (Từ đầu … đến “là màu của lũy”): Giới thiệu về lũy làng.
    • Thân bài (Tiếp … đến “lúc nào không rõ”): Tả chi tiết 3 vòng của tre.
    • Kết bài (Còn lại): Miêu tả những mầm măng, ngợi ca tình mẫu tử của loài tre.
  • Nhận xét thứ tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.

Phần II - LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH VÀ BỐ CỤC BÀI TẢ CẢNH
Phần II - LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP VIẾT VĂN TẢ CẢNH VÀ BỐ CỤC BÀI TẢ CẢNH

Câu 1 Trang 47 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào ? Hãy suy nghĩ và trả lời theo sự gợi ý sau :

a) Em sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nào cho quang cảnh ấy ?

b) Em định miêu tả quang cảnh ấy theo thứ tự như thế nào ?

c) Hãy viết mở bài và kết bài cho bài văn này.

a) Lựa chọn hình ảnh:

  • Cảnh học sinh bắt đầu nhận đề bài
  • Học sinh chăm chú làm bài, trật tự và nghiêm túc.
  • Tả một vài hoạt động của giáo viên trong khi học sinh đang làm bài (hướng dẫn các bạn đọc kĩ đề, đi lại kiểm tra, nhắc nhở không sao chép,…).
  • Cảnh bên ngoài lớp học: sân trường, cây cối, chim hót líu lo,…

b) Tả theo trình tự từ ngoài vào trong kết hợp tả theo trình tự thời gian.

c) Mở bài và kết bài:

  • Mở bài : Sau hồi chuông báo hết giờ ra chơi giữa buổi, không như mọi khi vẫn còn một số bạn nhởn nhơ đi vào, cả lớp đã ngồi yên lặng để chờ cô giáo. Đây là tiết kiểm tra môn văn đầu tiên ở học kì hai của chúng em.
  • Kết bài : Phải nấn ná chừng hai phút sau thì cô mới thu gom được đầy đủ "tác phẩm" của chúng em. Không khi cả lớp như ong vỡ tổ. Ai cũng tranh nhau nói, mặt ai nấy đều lấm tấm mồ hôi. Đa số ai cũng làm bài tốt bởi gương mặt người bạn nào cũng rạng rỡ.
Câu 2 Trang 47 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân bài em sẽ miêu tả theo thứ tự nào (theo thứ tự không gian : từ xa tới gần hay theo trình tự thời gian : trước, trong và sau khi ra chơi?) Hãy lựa chọn một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi ấy để viết thành một đoạn văn miêu tả.

  • Tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi:
    • Giờ ra chơi đã đến.
    • Chúng em ùa ra sân như bầy ong vỡ tổ
    • Dưới tán cây bàng, cây phượng, các bạn nữ rủ nhau chơi nhảy dây, các bạn nam chơi trò đuổi bắt,…
    • Tiếng trống báo hiệu hết giờ chơi: chúng em chạy thật nhanh vào lớp để bắt đầu tiết học tiếp theo.
  • Tả theo trình tự không gian.
  • Miêu tả một cảnh sân trường giờ ra chơi:
    • Dưới gốc cây phượng vĩ già, chúng em rủ nhau chơi trò nhảy dây đầy thú vị. Bạn Lan nhảy giỏi quá khiến cho bao nhiêu bạn phải trầm trồ khen ngợi. Gần đó là nơi các bạn nam nô đùa, đuổi bắt. Tiếng cười nói ríu rít của học trò hòa với tiếng ve kêu râm ran đã tạo nên những âm thanh sôi động.
Câu 3 Trang 47 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và rút thành một dàn ý.

BIỂN ĐẸP

Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc, ... Có quãng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khoẻ nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt. Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh trai. Đảo xa tím pha hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng, như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên trên biển múa vui. Thế đấy, biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thắm, biển cũng thắm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch.Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, biển đục ngầu, giận dữ ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu, muôn sắc ấy phần lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên ...

(Vũ Tú Nam)

a) Mở bài: Biển đẹp

b) Thân bài:

  • Cảnh biển vào buổi sáng.
  • Cảnh biển vào buổi chiều.
  • Vẻ đẹp của biển trong ngày mưa rào.
  • Vẻ đẹp của biển trong buổi nắng sớm mờ
  • Vẻ đẹp của biển trong buổi chiều lạnh
  • Vẻ đẹp của biển trong chiều nắng tàn
  • Vẻ đẹp của biển trong buổi trưa xế
  • Sự thay đổi màu sắc của biển theo thời tiết và thời gian.

c) Kết bài: Nhận xét về biển vì sao đẹp?

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận