Soạn văn 6
Phương pháp tả người

Soạn văn 6

Phương pháp tả người

  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Phương pháp tả người

Phần I - PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Phần I - PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

Câu 2 Trang 61 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

a) Mỗi đoạn văn trên tả ai ? Người được tả có đặc điểm gì nổi bật ? Đặc điểm đó được thể hiện ở những tử ngữ và hình ảnh nào ?

b) Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc ? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không ?

c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì ?

a) 

  • Đoạn văn 1: tả Dượng Hương Thư chèo thuyền vượt thác
    • Đặc tả về ngoại hình thông qua các từ ngữ: cuồn cuộn, cắn chặt, ghì và những so sánh như tượng đồng đúc, hiệp sĩ
  • Đoạn văn 2: tả chân dung Cai Tứ- ông cai gian giảo
    • Tả về các nét trên khuôn mặt với các tính từ: thấp, gầy, vuông, hóp, lổm chổm, gian hùng
    • Các động từ: dòm, giấu giếm, đậy điệm, toe toét.
  • Đoạn văn 3: tả cuộc đấu vật của ông Quắm Đen và Cản Ngũ
    • Tả về hoạt động của hai nhân vật với động từ: lấn xả, lấn lướt, vờn, thoắt, biến, hóa, chúi xuống, bốc lên, nhấc bổng, luồn
    • Các tính từ: ráo riết, lắt léo, hóc hiểm, lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, loay hoay.

b)

  • Trong 3 đoạn trên: Đoạn 2 chỉ tập trung khắc họa chân dung nhân vật, Đoạn 1, 3 tả người gắn với công việc.
  • Lựa chọn chi tiết, hình ảnh khác nhau.

c)

  • Nội dung chính mỗi phần của đoạn 3:
    • Mở bài (Từ đầu … đến nổi lên ầm ầm): Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.
    • Thân bài (Tiếp theo … đến ngang bụng vậy): Diễn biến cuộc đấu vật.
      • Những nhịp trống đầu tiên: Quắm Đen lăn xả tấn công, ông Cản Ngũ lúng túng, bước hụt.
      • Tiếng trống dồn lên, gấp rút: Quắm Đen bê mãi cũng không nhấc nổi chân ông Cản Ngũ.
      • Quắm Đen bị thất bại.
    • Kết bài: Mọi người đều lặng đi vì thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.
  • Đặt tên cho nhan đề: Keo vật thách đấu.

Phần II - LUYỆN TẬP
Phần II - LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 62 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây:

  • Một em bé chừng 4 – 5 tuổi ;
  • Một cụ già cao tuổi ;
  • Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.
  • Một em bé chừng 4-5 tuổi:
    • Làn da em hồng hào, trắng mịn.
    • Đôi mắt đen long lanh, môi đỏ, hay cười toe toét.
    • Giọng nói bé còn ngọng líu, lúc nào cũng líu lo khắp nhà.
    • Những chiếc răng sún càng khiến bé thêm ngộ nghĩnh.
  • Một cụ già cao tuổi:
    • Da cụ nhăn nheo.
    • Khuôn mặt hiền từ.
    • Mắt vẫn sáng và tinh tường.
    • Tóc bạc như mây, tiếng nói ấm áp.
    • Lưng cụ đã còng, những bước đi chậm chạp.
  • Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp :
    • Tiếng nói cô nhẹ nhàng, êm ái, say sưa.
    • Bàn tay đưa phấn viết từng nét chữ.
    • Dáng cô bước chậm rãi, khoan thai.
    • Cô vừa giảng vừa quan sát chúng em ghi chép bài vở,…
Câu 2 Trang 62 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên.

Lập dàn ý cho bài em bé 4-5 tuổi:

1. Mở bài: giới thiệu chung về em bé.

2. Thân bài:

  • Ngoại hình:
    • Khuôn mặt: tròn, bầu bĩnh với hai cái má bánh bao.
    • Miệng: nhỏ, chúm chím như bông hoa hồng mới nở.
    • Tóc: dài, mượt được mẹ tết gọn gàng.
    • Nước da: trắng, mịn và bóng.
    • Hai bàn tay: nhỏ xinh, ngón tay trắng.
    • Đôi chân: dài và thẳng.
  • Hoạt động:
    • Gặp người lớn: khoanh tay chào ngoan ngoãn.
    • Khi khoe phiếu bé ngoan với cả nhà: giọng líu lo như chú chim non.
    • Múa dẻo và lắc lư theo điệu nhạc rất đáng yêu.

3. Kết bài: Tình cảm của em dành cho em bé.

Câu 3 Trang 62 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Đoạn văn sau bị xóa đi hai chỗ trong ngoặc (...). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì?

Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như (…), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (…) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.

  • Điền vào chỗ trống:
    • đỏ như: người say rượu / gấc
    • không khác gì: Võ Tòng / vị tướng
  • Có thể hình dung được tư thế của ông Cản Ngũ lúc chuẩn bị thi đấu ⇒ Rất dũng mãnh.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận