Soạn văn 9
Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

Soạn văn 9

Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

  1. Soạn văn
  2. Lớp 9
  3. Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

Bố cục & Nội dung chính
Bố cục & Nội dung chính

Bố cục:

  • Phần 1 (từ đầu... ngôi sao trên mũ) : Phương Định kể về cuộc sống bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.
  • Phần 2 (tiếp ... chị Thao bảo) : Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc.
  • Phần 3 (còn lại) : Sự lạc quan, niềm vui trước cơn mưa đá đột ngột.

Nội dung chính: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ.

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 121 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Kể tóm tắt nội dung của truyện.

Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện?

  • Tóm tắt nội dung truyện: Truyện kể về ba nữ thanh niên xung phong tổ trinh sát mặt đường: Phương Định, Nho, chị Thao. Công việc của họ là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đánh dấu vị trí bom và phá bom. Mặc dù công việc rất nguy hiểm nhưng họ vẫn làm với trách nhiệm cao cả và với một niềm say mê. Sau những lúc phá bom nguy hiểm và căng thẳng, họ trở lại cuộc sống hồn nhiên, mộng mơ, yêu đời và lạc quan trong hang đất tối tăm, ẩm ướt. Nho bị thương trong một lần phá bom và nhận được sự quan tâm chăm sóc của Phương Định và chị Thao.
  • Truyện được trần thuật ở ngôi thứ nhất từ Phương Định - nhân vật chính. Ngôi kể tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, tâm hồn con người.
  • Nhân vật người kể chuyện này có vai trò tường thuật chi tiết, chân thực những khó khăn, nguy hiểm và tình đồng đội sự lạc quan của những cô gái phá bom.
Câu 2 Trang 121 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét chung và gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng của mỗi người

  • Điểm chung của 3 cô gái: Đều còn rất trẻ (dễ xúc động, hay mộng mơ, dễ vui mà cũng dễ trầm ngâm...,), đều có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm làm nhiệm vụ. Không sợ hi sinh, luôn gắn bó với đồng đội.
  • Nét riêng:
    • Phương Định: cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và thành phố.
    • Nho: xinh xắn, hồn nhiên kiểu trẻ thơ, trong chiến đấu thì rất nhanh gọn, dù bị thương nhưng không rên la, không muốn đồng đội lo lắng.
    • Chị Thao: tổ trưởng, từng trải, mơ ước có phần thiết thực hơn; cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị hát tệ nhưng thích chép lời bài hát.
Câu 3 Trang 121 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.

Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:

  • Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.
  • Tâm trạng của cô ở một lần phá bom ở cuối truyện
  • Cảm xúc giữa trận mưa đá ở cuối truyện
  • Ở đầu truyện: là một cô gái khá, “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, yêu thích bản thân mình, “không săn sóc, vồn vã” khi được các anh pháo thủ và lái xe hỏi thăm.
  • Trong một lần phá bom ở cuối truyện: làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, có trách nhiệm. Có nghĩ đến cái chết nhưng nó mờ nhạt không cụ thể bằng việc liệu mìn có nổ không, bom có nổ không. Bằng mọi cách phải làm được cho bom nổ. Hết lòng chăm sóc cho Nho khi cô bị thương. Không dám rơi một giọt nước mắt vì cho rằng như thế là tự nhục mạ.
  • Cảm xúc trước trận mưa đá cuối truyện: hồn nhiên, vui thích cuống cuồng như trẻ con, nhớ về những kỷ niệm ở thành phố, về mẹ, những ngôi sao.
Câu 4 Trang 121 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện

  • Về ngôn ngữ: ngôn ngữ trần thuật cúa truyện phù hợp với nhân vật kể chuyện.
  • Về giọng điệu: Tác giả thường dùng câu ngắn, nhịp nhanh thể hiện được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến tranh. Riêng các đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại gợi nhớ một thời tuổi nhỏ đã qua, một thời vô tư hồn nhiên và không khí bình yên trước chiến tranh.
Câu 5 Trang 121 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?

Thế hệ của những người trẻ tuổi hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì để đất nước được tự do, độc lập.

Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Tìm đọc và ghi lại một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. (Gợi ý: tìm đọc thơ của Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Lâm Thị Mĩ Dạ,…).

Một số bài thơ, đoạn thơ hay viết về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ :

Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Đồng chí (Chính Hữu), Khoảng trời – hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Gửi em cô thanh niên xung phong (Phạm Tiến Duật), Cô gái mở đường (Xuân Giao), ...

Câu 2 Trang 122 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện.

Học sinh trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Phương Định nhưng cần đảm bảo các ý sau:

Phương Định là một có gái có hoàn cảnh sống và chiến đấu rất khó khăn, nguy hiểm.

→ Phương Định là cô gái Hà Nội vừa bước qua tuổi học trò hồn nhiên, vào chiến trường, làm nhiệm vụ ở tổ đội trinh sát mặt đường.

→ Nhiệm vụ của cô: khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom, phải thường xuyên đối mặt với cái chết.

  • Phương Định có vẻ ngoài xinh đẹp: hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, có cái nhìn xa xăm.
  • Tâm hồn mơ mộng, hồn nhiên, yêu đời:

→ Phương Định thích ca hát, thích những bài dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng, thích Ca-chiu-sa,…

→ Vui vẻ trước cơn mưa đá.

  • Tình cảm đồng đội, tình cảm chị em sâu sắc: Phương Định lo lắng và chăm sóc cho Nho khi Nho bị thương.
  • Tinh thần dũng cảm, bản lĩnh, vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ:

→ Cảnh Phương Định phá bom: cô không hề run sợ khi đối mặt với quả bom chưa nổ.

→ Cái chết cũng không làm cô run sợ bằng việc không thể châm nổ quả bom.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận