Soạn văn 9
Nghĩa tường minh và hàm ý

Soạn văn 9

Nghĩa tường minh và hàm ý

  1. Soạn văn
  2. Lớp 9
  3. Nghĩa tường minh và hàm ý

PHẦN I - PHÂN BỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
PHẦN I - PHÂN BỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

Câu 1 Trang 75 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (trang 74 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2)

1. Qua câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !”, em hiểu anh thanh niên muốn nói điều gì ? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái ?

2. Câu nói thứ hai của anh thanh niên có ẩn ý gì không ?

1. Qua câu trên, anh thanh niên muốn bày tỏ sự tiếc nuối của mình khi phải chia tay với mọi người.

Anh không muốn nói thẳng điều đó có thể vì ngại ngùng, vì muốn che giấu tình cảm của mình.

2. Câu nói thứ hai không chứa ẩn ý.

PHẦN II - LUYỆN TẬP
PHẦN II - LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 75 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

1. Đọc đoạn trích đã dẫn ở mục I và cho biết :

a) Câu nào cho thấy họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên ? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy ?

b) Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi soa ?

a. Câu "Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy", cho thấy người họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên, cái tặc lưỡi ấy ẩn chứa biết bao sự tiếc nuối.

b.

  • Thái độ của cô gái: mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, vội quay đi. Những từ ngữ ấy cho thấy cô gái ngượng ngùng, bối rối.
  • Ý định của cô là để chiếc khăn lại cho anh thanh niên làm kỉ niệm.
Câu 2 Trang 75 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Hãy cho biết hàm ý của những câu dưới đây:

Đây, tôi giới thiệu với anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và đây là cô kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu trên là câu có hàm ý, có thể hiểu: Ông họa sĩ già rất thích uống nước chè nhưng sáng nay đi sớm chưa kịp uống, anh hãy về chuẩn bị để tiếp khách.

Câu 3 Trang 75 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và trả lời câu:

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi!

Anh cũng không quay lại.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Câu chứa hàm ý trong đoạn trích: Cơm chín rồi! có nghĩa là bé Thu muốn giục ông Sáu vô ăn cơm.

Câu 4 Trang 76 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Trong các đoạn trích (từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) dưới đây, những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý hay không? Vì sao?

a) Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?… - ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào… Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.

b) – Này, thầy nó ạ. ông Hai nằm rũ ra trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à? - Gì? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn… Ông lão gắt lên: - Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.

a) Câu “Hà, nắng gớm, về nào...” không chứa hàm ý. Đây là cách nói lảng, tránh đề tài đang bàn.

b) Câu “Tôi thấy người ta đồn...” không chứa hàm ý. Đây là câu nói dở dang.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận