Soạn văn 9
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Soạn văn 9

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

  1. Soạn văn
  2. Lớp 9
  3. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

PHẦN I - TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
PHẦN I - TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Câu 1 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Đọc văn bản BỆNH LỀ MỀ - Phương Thảo (SGK) và trả lời câu hỏi:

a) Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?
b) Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?
c) Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?
d) Bố cục của bài viết có mạch lạc và chặt chẽ không? Vì sao?

a. Trong văn bản, tác giả bàn luận về hiện tượng lề mề.

Biểu hiện: đi họp chậm trễ, không đúng giờ quy định, có khi trễ cả tiếng đồng hồ.

Là vấn đề đáng quan tâm bởi những tác hại của nó đối với cuộc sống.

Tác giả đã trình bày rõ hiện tượng, các biểu hiện và nêu được các luận điểm đúng đắn của mình về bệnh lề mề.

b. Tác giả đã nêu ra hai nguyên nhân của căn bệnh lề mề ở một số người:

  • Thiếu tôn trọng người khác.
  • Thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc chung.

c. Tác hại của căn bệnh lề mề:

  • Trở thành thói quen, khó thay đổi, tạo nên tính ích kỉ.
  • Gây hại cho tập thể, lãng phí thời gian.
  • Làm cho công việc trì trệ, gây ra tập quán xấu...

Tác giả bài viết đã đưa ra đề nghị cần chấm dứt căn bệnh lề mề, làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.

d. Bố cục: 3 phần
Bài viết có bố cục mạch lạc, chặt chẽ; cách trình bày luận điểm rõ ràng, dẫn chứng xác thực và lập luận hợp lí.

PHẦN II - LUYỆN TẬP
PHẦN II - LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 21 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Thảo luận: Hãy nêu các sự việc hiện tốt tốt đáng biểu dương của bạn trong nhà trường ngoài xã hội. Trảo đổi sự việc hiện tượng nào đáng đề viết một bài nghị luận hiện tượng nào thì không cần viết.

  • Những sự việc, hiện tượng không cần thiết viết thành bài nghị luận:
    • Trực nhật lớp tốt.
    • Làm bài kiểm tra được điểm cao…
  • Những sự việc, hiện tượng đáng để viết thành bài nghị luận:
    • Chống tiêu cực trong thi cử
    • Tinh thần vượt khó.
    • Lòng hiếu thảo….
Câu 2 Trang 21 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Có một hiện tượng như sau: Theo một cuộc điều tra 2 000 thanh niên nam ở Hà Nội năm 1981 cho thấy: từ 11 đến 15 tuổi, 25% các em đã hút thuốc lá; từ 16 đến 20: 52%; trên 20 tuổi: 80%. Tỉ lệ này ngang với các nước châu Âu. Trong số các em hút thuốc lá, có đến 80% lâu lâu có triệu chứng như ho hen, khạc đờm, đau ngực, còn trong số những em không hút chỉ có không đến 1% có các triệu chứng ấy. (Theo Nguyễn Khắc Viện) Hãy cho biết hiện tượng này có thể trở thành đối tượng để viết một bài văn nghị luận xã hội không? Vì sao?

Hiện tượng mà Giáo sư Nguyễn Khắc Viện đã thống kê hoàn toàn có thể viết được thành một bài nghị luận, vì:

  • Nó liên quan đến vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân người hút đến sức khỏe cộng đồng và vấn đề nòi giống.
  • Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.
  • Nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút, gia đình.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận