Soạn văn 9
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Soạn văn 9

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

  1. Soạn văn
  2. Lớp 9
  3. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Bố cục & Nội dung chính
Bố cục & Nội dung chính

Bố cục:

  • Phần 1: từ đầu đến “thiên niên kỷ mới”: Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới.
  • Phần 2: tiếp theo cho đến “kinh doanh và hội nhập”: Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước.
  • Phần 3: tiếp theo cho đến hết. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới.

Nội dung chính: Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới.

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 30 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.

Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta thế hệ trẻ hiện nay là gì?

  • Tác giả viết bài này vào thời điểm chuyển tiếp giữa hai thế kỉ (thế kỉ XX – XXI).
  • Vấn đề: việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam.
  • Ý nghĩa thời sự và tính lâu dài của nó là: Bài viết chọn đúng thời điểm đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình. Việc phát huy những điểm mạnh hiện có, khắc phục những điểm xấu, yếu kém đã ăn sâu có tác dụng thay đổi toàn bộ bộ mặt con người Việt Nam, giúp người Việt có thể hội nhập và phát triển.
  • Nhiệm vụ : nhìn nhận những hạn chế cần khắc phục để không bị tụt hậu và bắt kịp bước đi của thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận nền kinh tế tri thức.
Câu 2 Trang 30 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả?

Trình tự lập luận:

  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
  • Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước ta.
  • Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.
  • Nhiệm vụ cả thế hệ trẻ khi bước vào thế kỉ mới.
Câu 3 Trang 30 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Trong bài này, tác giả cho rằng: “trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng không, vì sao?

“Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Vì con người là chủ thế mọi thứ, con người sáng tạo và phát minh ra những yếu tố phục vụ cho xã hội. Bởi vậy chuẩn bị bản thân con người là cần thiết nhất.

Câu 4 Trang 30 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thỏi quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa dất nước đi lên công nghiệp hoá hiện đại hoá trong thời đại ngày nay?

  • Những điểm mạnh:
    • Thông minh, nhạy bén với cái mới;
    • Cần cù, sáng tạo;
    • Tính cộng đồng đoàn kết.
  • Những điểm yếu:
    • Kiến thức có chỗ hổng, yếu về thực hành;
    • Thiếu sự tỉ mỉ, thiếu kế hoạch, chưa có thói quen tôn trọng quy trình công nghệ;
    • Chưa quen cường độ khẩn trương;
    • Còn đố kị, sống theo thứ bậc, coi thường kinh doanh, khôn vặt, sùng ngoại, chưa coi trọng chữ tín,…
  • Những điểm mạnh và điểm yếu đó liên quan trực tiếp và mật thiết với nhiệm vụ đưa đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
Câu 5 Trang 30 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều em đã đọc được trong các sách vở lịch sử và văn học? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này ?

  • Nhận xét của tác giả:
    • Điểm giống: nêu lên những mặt mạnh của người Việt Nam.
    • Điểm khác: chỉ ra và phân tích những điểm yếu kém của người Việt Nam.
  • Thái độ của tác giả: tôn trọng sự thật khách quan, quan tâm đến việc nhận thức toàn diện, không tự mãn nhưng cũng không tự ti, giúp thế hệ trẻ vững tin bước vào thế kỉ mới.
Câu 6 Trang 30 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ; tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.

Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ (nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, trâu buộc ghét trâu ăn, bóc ngắn cắn dài...) → làm cho cách nói cô đọng, có hình ảnh, đồng thời gần gũi với những cách nghĩ, cách cảm của chúng ta.

Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 Trang 31 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam: cần cù, thông minh, sáng tạo; kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.

  • Thời kì chiến tranh, nhân dân các làng bản, vùng quê đem lương thực nuôi bộ đội, giúp bộ đội tránh khỏi sự lùng sục của kẻ thù, sự đoàn kết của quân dân ta đã đánh bại hai kẻ thù lớn là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
  • Đoàn Trường Sinh ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 10 năm cõng người bạn bị liệt cả hai chân đi học.
  • Nguyễn Văn Nam sinh năm 1995, quê ở huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã 3 lần cứu sống 9 người sắp bị chết đuối, trong lần cứu 5 em nhỏ bản thân Nam đã bị chết đuối.
  • Học sinh học thuộc lòng kiến thức để làm các bài kiểm tra mà không hiểu bản chất của vấn đề, không thể vận dụng kiến thức ấy vào những trường hợp mang tính mở rộng.
Câu 2 Trang 31 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu, và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương pháp khắc phục những điểm yếu.

  • Điểm mạnh của bản thân:
    • Có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh
    • Có khả năng nắm bắt khái quát vấn đề.
    • Có tính sáng tạo.
  • Điểm yếu của bản thân:
    • Đôi khi còn lười trong suy nghĩ và hành động.
    • Chưa làm việc một cách tỉ mỉ, cẩn thận.

→ Phương hướng khắc phục: ra sức học tập, thay đổi bản thân, rèn luyện để trở thành người năng động.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận