Soạn văn 9
Biên bản

Soạn văn 9

Biên bản

  1. Soạn văn
  2. Lớp 9
  3. Biên bản

PHẦN I - ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢN
PHẦN I - ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢN

Câu hỏi Trang 125 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Đọc các văn bản SGK và trả lời câu hỏi:
a) Biên bản ghi lại những sự việc gì? (mục đích)
b) Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
c) Văn bản 1 là biên bản hội nghị, văn bản 2 là biên bản sự vụ. Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế.

a. Biên bản dùng để ghi lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội và doanh nghiệp.

b. Về mặt nội dung, biên bản phải ghi lại những sự việc một cách chính xác, cụ thể, trung thực, đầy đủ, khách quan; người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.

Về mặt hình thức trình bày, biên bản phải đảm bảo rõ ràng, chặt chẽ về bố cục:

  • Phần mở đầu:
  • Phần nội dung:
  • Phần kết thúc:

c. Kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế:

  • Biên bản bàn giao công tác
  • Biên bản Đại hội chi đoàn
  • Biên bản kiểm kê thư viện
  • Biên bản việc vi phạm luật lệ giao thông
  • Biên bản pháp y.

PHẦN II - CÁCH VIẾT BIÊN BẢN
PHẦN II - CÁCH VIẾT BIÊN BẢN

Câu hỏi Trang 125 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

1. Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào? (Chú ý: Các loại văn bản khác nhau có cách ghi khác nhau). 

2. Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản. Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào? 

3. Phần kết thúc biên bản có những mục nào? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì? 

4. Lời văn của biên bản phải như thế nào?

1. Phần đầu của biên bản gồm quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lí, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người.

Tên biên bản được viết chữ to và ở chính giữa trang giây.

2. Nội dung biên bản gồm những mục ghi lại diễn biến của hội nghị.

Các mục này được ghi ngắn gọn, rõ ý, đơn nghĩa, không làm cho người đọc hiểu thành các loại nghĩa khác.

3. Phần kết thúc của biên bản nhất định phải có mục kí tên ở cuối biên bản để xác nhận vai trò của những người tham dự sự việc và trách nhiệm của họ đối với nội dung của biên bản.

4. Lời văn của biên bản phải thể hiện được tính chính xác, sáng rõ, chặt chẽ của biên bản.

PHẦN III - LUYỆN TẬP
PHẦN III - LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 126 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Hãy lựa chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp sau:
a) Diễn biến và kết quả của Đại hội chi đội (hoặc chi đoàn).
b) Nguyện vọng và đề nghị của lớp gửi đến thầy Hiệu trưởng.
c) Một vụ tai nạn giao thông.
d) Nghiệm thu phòng thí nghiệm.
e) Một nhóm học sinh tự ý tổ chức đi tham quan, không xin phép cô giáo chủ nhiệm.

  • Các tình huống cần viết biên bản: a, c, d.
  • Tình huống (b): viết đơn; (e): viết bản kiểm điểm.
Câu 2 Trang 126 SGK Ngữ Văn 9 - Tập 2

Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của chi đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

TRƯỜNG THCS....
CHI ĐỘI LỚP 9... 

BIÊN BẢN CUỘC HỌP GIỚI THIỆU
ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
 

Khai mạc lúc 10 giờ, ngày 15.1.20...
Thành phần tham dự: 100% đội viên chi đội 9...
Đại biểu: Liên đội trưởng
Chủ tọa: Chi đội trưởng
Thư kí: .......... 

NỘI DUNG CUỘC HỌP 

1. Chi đội trưởng tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
2. Lớp trưởng đọc bản thành tích của các đội viên ưu tú của chi đội.
3. Ý kiến thảo luận của các đội viên trong chi đội
4. Phát biểu của Liên đội trưởng
Cuộc họp kết thúc vào hồi 10 giờ 45 phút 

Chủ tọa                       Thư kí

(Kí và ghi rõ họ tên)  (Kí và ghi rõ họ tên)

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận