Soạn văn 8
Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Soạn văn 8

Tổng kết phần văn (tiếp theo)

  1. Soạn văn
  2. Lớp 8
  3. Tổng kết phần văn (tiếp theo)

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 3 Trang 144 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Qua các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25, 26 hãy cho biết thế nào là văn nghị luận? Em thấy văn nghị luận trung đại (các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25) có nét gì khác biệt nổi bật so với văn nghị luận hiện đại (văn bản bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)?

  • Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng một quan điểm nào đó.
  • Khác biệt giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại:

Nghị luận trung đại

(Các văn bản trong bài 22, 23, 24, 25)

Nghị luận hiện đại

(Văn bản bài 26 và các văn bản nghị luận đã học ở lớp 7)

Văn phong cổ, từ ngữ cổ, nhiều điển tích, điển cố.

Từ ngữ giản dị hơn, câu văn gần với đời  thường.

Hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng.

Dùng nhiều biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ có trong đời sống thường ngày.

Xưng hô có thứ bậc trên dưới: Vua – tôi, Trẫm – các khanh.

Xưng hô có tính đại chúng: tôi – chúng ta.

Tư tưởng: Mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại.

  • Tư tưởng mệnh trời
  • Trung quân ái quốc.

Thoát hẳn tư tưởng cổ điển, hướng tới những tư tưởng mới của thời đại.

Câu 4 Trang 144 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Hãy chứng minh các văn bản nghị luận trung đại (trong các bài 22, 23, 24, 25) đều được viết có có lí, có tình, có chứng cứ nên đều có sức thuyết phục cao.

  • Có lí: có luận điểm xác đáng, luận cứ chặt chẽ.
  • Có tình: có cảm xúc.
  • Có chứng cứ: có sự thật hiển nhiên để khẳng định luận điểm.
Câu 5 Trang 144 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Những nét giống nhau và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24.

  • Giống:
    • Đều thể hiện một tinh thần dân tộc sâu sắc thể hiện ý chí tự cường.
    • Tư tưởng yêu nước là gốc của sắc thái biểu cảm được thể hiện qua văn bản
  • Khác:

Chiếu dời đô

Hịch tướng sĩ 

Nước Đại Việt ta 

Thể loại

Chiếu

Hịch

Cáo

Nội dung

Ý chí tự cường của quốc gia đang trên đà lớn mạnh.

Tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng lũ giặc xăm lược bạo tàn.

Ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một đất nước độc lập.

Câu 6 Trang 144 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Qua văn bản "Nước Đại Việt ta" (bài 24), hãy cho biết vì sao tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó. So với bài "Sông núi nước Nam" (học ở lớp 7), cũng được coi là một bản tuyên ngôn độc lập, em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản "Nước Đại Việt ta" có điểm gì mới?

  • "Bình Ngô đại cáo" được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt nam khi đó là vì:
    • Văn bản ra đời trong hoàn cảnh đầy ý nghĩa đó là sau đại chiến chống quân Minh xăm lược thành công.
    • Bài cáo đã khẳng định dứt khoát nước Đại Việt ta là một nước độc lập, điều đó được xem là chân lí hiển nhiên.
  • So với bài "Sông núi nước Nam" cũng được coi là một tuyên ngôn độc lập, có thể thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản "Nước Đại Việt ta" có những bước phát triển cao hơn, toàn diện và sâu sức hơn:

Sông núi nước Nam 

Nước Đại Việt ta

Ý thức về lãnh thổ: “Sông núi nước Nam

Ý thức về lãnh thổ: “Núi sông bờ cõi đã chia”

Ý thức về chính quyền: vua Nam ở

Ý thức về chính quyền: “Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập”.

Ý chí quyết chiến, quyết thắng: “Chúng bây sẽ bị đanh tơi bời”.

Ý chí quyết chiến, quyết thắng: “Lưu Cung thất bạn, Triệu Tiết tiêu vong”.

Nét mới:

  • Nhân nghĩa vì dân.
    • Ý thức bản sắc văn hóa dân tộc: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”.
    • Ý thức về văn hiến lịch sử: “Nền văn hiến đã lâu”.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận