Soạn văn 8
Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả

Soạn văn 8

Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả

  1. Soạn văn
  2. Lớp 8
  3. Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả

PHẦN I - YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
PHẦN I - YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 Trang 113 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  • Vì sao đoạn trích (a) có yếu tố tự sự nhưng không phải là văn bản tự sự, còn đoạn trích (b) có yếu tố miêu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả?
  • Giả sử đoạn trích (a) không có những chi tiết cụ thể kể lại một kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác, liệu ta có thể lường hết được việc mộ lính “tình nguyện” đã gây ra sự nhũng lạm trắng trợn đến mức nào không? Còn ở đoạn trích (b) nếu thiếu những dòng miêu tả sinh động về những người lính Việt Nam bị xích tay, hay bị nhốt trong trường học, “có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn” thì ta có hình dung rõ sự giả dối, lừa gạt trong lời rêu rao về “lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại” được không?
  • Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
  • Hai đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nghị luận nên dù có nhiều yếu tố tự sự hay miêu tả thì cũng nhằm mục đích nghị luận nên nó không thể là văn bản tự sự hay miêu tả được.
  • Nếu thiếu những chi tiết tự sự và miêu tả trong từng đoạn thì ta khó có thể hình dung được những điều mà tác giả muốn đề cập tới.
  • Các yếu tố tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được trình bày rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn → có sức thuyết phục hơn.
Câu 2 Trang 114 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

a) Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng.

b) Vì sao tác giả văn bản trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?

a) Yếu tố tự sự: Kể chuyện chàng Trăng; Kể chuyện nàng Han

Yếu tố miêu tả: thỏ trắng; chàng không nói không cười chỉ thích chơi khiên đao; ngựa đá khổng lồ; Biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.

b) Vì kể chỉ là yếu tố phụ trong văn bản. Mục đích chính của văn bản là nhằm khẳng định các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp.

Câu 3 Trang 114 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?

  • Không dùng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận.
  • Chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm nổi bật luận điểm.

PHẦN II - LUYỆN TẬP
PHẦN II - LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 116 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận dưới đây và cho biết tác dụng của chúng. 

Sắp Trung thu. Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt vô cớ, cái khẳng định mình vẫn là khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam. Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây. Đêm nay rất đẹp. Trong lòng rạo rực bao nỗi niềm. Cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên:

“Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
(Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ)

[…] Vậy trước cảnh đẹp đêm nay, trước cái đẹp đêm lành này (đối thử lương tiêu), biết làm sao bây giờ (nại nhược hà)? Một câu hỏi hay một câu than đều có nghĩa. Nó là dấu hiệu của một tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn. Hơn nữa, bối rối, xao xuyến. Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ. Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ. Tâm trạng người tù như vậy nhưng người tù đành như phải làm lơ. Như đành để mặc cho đêm đẹp đêm lành, cho trăng mời trăng giục. Nghĩa là bao nhiêu dạt dào trước trăng trước đêm, trước cái đẹp cái lành, phải ẩn vào bên trong, vùi vào im lặng.

(Lê Trí Viễn, Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Yếu tố tự sự: Sắp trung thu ..., Mười mấy ngày qua ... của bộ mặt nhà giam..., Đêm nay rất đẹp ...

→ Tác dụng: Hiểu rõ hơn hoàn cảnh sáng tác và tâm trạng của nhà thơ

Yếu tố miêu tả: Trăng sáng quá chừng, trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về, muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn bộc lộ,...

→ Tác dụng: Hiểu rõ hơn khung cảnh đêm trăng và tâm hồn thi nhân.

Câu 2 Trang 116 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen” thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không? Vì sao?

Có cần. Cần vận dụng yếu tố miêu tả để tả vẻ đẹp của choa sen, yếu tố tự sự để kể lại một kỉ niệm hoặc tình huống nào đó khi gặp loài hoa này. Điều đó sẽ làm cho bài văn nghị luận được sinh động và có sức thuyết phục cao hơn.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận