Soạn văn 8
Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt - Tập 2

Soạn văn 8

Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt - Tập 2

  1. Soạn văn
  2. Lớp 8
  3. Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt - Tập 2

PHẦN I - KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH
PHẦN I - KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẢM THÁN, TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH

Câu 1 Trang 130 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Đọc các văn bản sau và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào trong các kiểu câu nghi ván, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. (Các câu được đánh số để tiện theo dõi)

Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi (1). [...] Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất (2). Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. (3)

  • Câu (1): Câu trần thuật ghép có một vế là dạng câu phủ định.
  • Câu (2): Trần thuật.
  • Câu (3): Câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ phủ định.
Câu 2 Trang 131 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Dựa trong nội dung câu (2) trong bài tập 1, hãy đặt câu nghi vấn.

  • Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị những gì che lấp mất?
  • Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị che lấp mất đi không?
Câu 3 Trang 131 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như: vui, buồn, hay, đẹp,...

  • Chao ôi buồn!
  • Hôm nay trong mình đẹp quá!
  • Bộ phim hay tuyệt!
  • Ôi! Mừng và vui quá!
Câu 4 Trang 131 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Tôi bật cười bảo lão (1):

- Sao cụ lo xa thế (2)? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4)! Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại (5)?

- Không, ông giáo ạ (6)! ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?

(Nam Cao, Lão Hạc)

a) Trong các câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn?

b) Câu nghi vấn nào trong các câu sau dùng để hỏi?

c) Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi? Nó được dùng để làm gì?

a)

  • Các câu (1), (3), (6) là những câu trần thuật.
  • Câu (4) là câu cầu khiến.
  • Câu (2), (5) là câu nghi vấn.

b) Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu (7).

c) Câu nghi vấn (2) và (5) không dùng để hỏi.

  • Câu (2) dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên.
  • Câu (5) dùng để giải thích.

PHẦN II - HÀNH ĐỘNG NÓI
PHẦN II - HÀNH ĐỘNG NÓI

Câu 1 Trang 131 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Hãy xác định hành động nói của các câu đã cho theo bảng sau 

STT Câu đã cho Hành động nói
(1) Tôi bật cười bảo lão: Trình bày
(2) - Sao cụ lo xa quá thế? 

Bộc lộ

(3) Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!

Trình bày

(4) Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!

Điều khi

(5) Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? Trình bày
(6) - Không, ông giáo ạ!

Trình bày

(7) Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

Hỏi.

Câu 2 Trang 132 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Hãy xếp các câu nêu ở bài tập 1 vào bảng tổng kết theo mẫu sau:

STT Kiểu câu Hành động nói được thực hiện Cách dùng
(1) Trần thuật Trình bày Trực tiếp
(2) Nghi vấn Bộ lộ cảm xúc Gián tiếp
(3) Trần thuật Trình bày Trực tiếp
(4) Cầu khiến Điều khiển Trực tiếp
(5) Nghi vấn Trình bày Gián tiếp
(6) Trần thuật Trình bày Trực tiếp
(7) Nghi vấn Hỏi Trực tiếp
Câu 3 Trang 132 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Hãy viết một hoặc vài ba câu theo một trong những yêu cầu nêu dưới đây. Xác định mục đích của hành động nói. 

a) Cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực như đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện hút,...

b) Hứa tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt trong năm học mới.

a) Cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực như đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện hút,...

  • Tôi xin cam đoan sẽ không sử dụng các chất kích thích khi tham gia giao thông.
  • Tôi cam kết rằng không đua xe trái phép.

b) Hứa tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt trong năm học mới.

  • Con xin hứa trong năm học tới con sẽ cố gắng học tốt hơn nữa!
  • Xin mẹ hãy tin con, năm học mới con sẽ chăm chỉ hơn ạ!

PHẦN III - LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU
PHẦN III - LỰA CHỌN TRẬT TỰ TỪ TRONG CÂU

Câu 1 Trang 133 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Giải thích lí do sắp xếp trật tự của các bộ phận câu in đậm nối tiếp nhau trong đoạn văn sau:

Sứ giả vào, đưa bé bảo: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sát, một cái roi sát và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạcvừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua.

(Thánh Gióng)

  • Việc sắp xếp một chuỗi các danh từ: “Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt” là nhằm muốn nói cái quan trọng thiết yếu nhất rồi giảm dần đến cái cuối cùng để đủ bộ đồ sắt cho Thánh Gióng ra trận.
  • Chuỗi hành động: “kinh ngạc, mừng rỡ, vội vàng, tâu vua” là một diễn tiến tăng cấp và nối với nhau thúc đẩy nhau theo quan hệ nhân quả.
Câu 2 Trang 133 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Trong những câu sau việc sắp xếp từ ngữ in đậm ở đầu câu có tác dụng gì?

(a) Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý cho vua cha. Nhưng ý vua cha như thế nào, không ai đoán được

(Bánh chưng bánh giày)

(b) Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

(Phạm Văn Đồng, Đức tính giản dị Hồ Chí Minh)

a) Các từ in đậm được sắp xếp để kết nối câu.

b) Các từ in đậm được sắp xếp để nhấn mạnh vào đề tài của câu nói.

Câu 3 Trang 133 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Đọc đối chiếu hai câu sau và cho biết câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn.

(a) Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng run lên man mác khúc nhạc đồng quê.

(b) Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng run lên khúc nhạc đồng quê  man mác.

Nhờ việc đặt từ man mác trước khúc nhạc đồng quê mà câu a) có tính nhạc rõ hơn. Nó không chỉ tạo được sự luân phiên bằng trắc trầm bổng man (b) mác (T) khúc (T) nhạc (b) mà nó còn kết vần liền “man” và “mác” sau đó là vần cách “mác khúc nhạc”.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận