Soạn văn 8
Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Soạn văn 8

Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

  1. Soạn văn
  2. Lớp 8
  3. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Phần I

VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

1.

Trả lời câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

  • Văn bản thuyết minh trong đời sống con người:
    • Văn bản (a) trình bày về lợi ích của cây dừa Bình Định.
    • Văn bản (b) giải thích nguyên nhân lá cây có màu xanh.
    • Văn bản (c) giới thiệu về vẻ đẹp thành phố Huế.
  • Có thể bắt gặp những văn bản này trong sách khoa học, báo, trang mạng...
  • Một số văn bản cùng loại:
    • Một thức quà của lúa non – Cốm.
    • Nhã nhạc cung đình Huế.
    • Ôn dịch, thuốc lá.

2.

Trả lời câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn 8 tập 1):

Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh:

a, Các văn bản trên không thể coi là văn bản tự sự (hay miêu tả, nghị luận, biểu cảm) được, bởi vì:

  • Chúng không nhằm mục đích kể lại sự việc, diễn biến, hành động, nhân vật.
  • Không xây dựng hình tượng nghệ thuật mà cung cấp đặc điểm, thông tin của sự vật.

b, Các văn bản trên cung cấp kiến thức, thông tin về sự vật, hiện tượng khách quan và khoa học nên được xếp thành một loại riêng.

c, Các văn bản trên trình bày đối tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.

d, Các văn bản trên sử dụng ngôn ngữ khoa học.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 117 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 1

Các văn bản sau có phải là văn bản thuyết minh không? Vì sao?

KHỞI NGHĨA NÔNG VĂN VÂN
(1833 - 1835)

Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy. […]
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
(Lịch sử 7)

CON GIUN ĐẤT

Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm. Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất. Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu trên lưng khi sống trong rêu. Giun đất có sức sống mạnh, dù bị chặt đứt, nó vẫn có thể tái sinh.
Giun đất có tác dụng đào bới làm xốp đất. Phân giun đất là thứ phân bón rất tốt cho thực vật. Giun đất được dùng làm phương tiện xử lí rác, làm sạch môi trường.
Giun đất dùng để chăn nuôi gia súc. Người cũng có thể ăn giun đất vì nó có 70% lượng đạm trong cơ thể. Giun đất có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Giun đất là giống vật có ích.

(Theo Bách khoa tri thức thế kỉ XXI)

Hai văn bản Khởi nghĩa Nông Văn Vân và Con giun đất là văn bản thuyết minh. Văn bản cung cấp kiến thức lịch sử. Văn bản sau cung cấp kiến thức khoa học sinh vật.

Câu 2 Trang 118 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 1

Hãy đọc lại và cho biết Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản nào? Nội dung phần thuyết minh trong văn bản này có tác dụng gì ?

Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc loại văn bản thuyết minh vì nó cung cấp cho người đọc hiểu biết về tác hại của bao bì ni lông, lợi ích việc giảm thải ni lông để cải thiện môi trường sống.

Câu 3 Trang 118 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 1

Các văn bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả có cần yếu tố thuyết minh không? Vì sao?

Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm cần tới yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận