Soạn văn 8
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Soạn văn 8

Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

  1. Soạn văn
  2. Lớp 8
  3. Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

PHẦN I - YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
PHẦN I - YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 Trang 96 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. 

LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

Hỡi đồng bào toàn quốc!Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.Hỡi đồng bào!Chúng ta phải đứng lên!Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dânPháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân pháp cứu nước.Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946.
Hồ Chí Minh

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Sđd)

Câu hỏi:

a) Hãy tìm những từ ngữ bộc lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả và những câu cảm thán trong văn bản trên. Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giống với Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn không?

b) Tuy nhiên, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn được coi là những văn bản nghị luận chứ không phải là văn bản biểu cảm. Vì sao?

c) Hãy theo dõi bảng đối chiếu dưới đây: 

(1) (2)
Thấy sứ giặc đi lại ngoài đường, sỉ mắng triều đình, bắt nạt tể phụ. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú điều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ.
Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
Chúng ta sẵn sàng hi sinh tất cả, chứ không thể mất nước, không thể làm nô lệ. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Chúng ta cần phải đứng lên. Hỡi đồng bào, chúng ta phải đứng lên.

Có thể thấy những câu ở hàng (2) hay hơn những câu ở hàng (1). Vì sao như thế? Từ đó, hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.

a) Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả:

  • Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.
  • Câu cảm thán:
    • Hỡi đồng bào toàn quốc!
    • Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
    • Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.
  • Điểm chung của hai văn bản: Đều sử dụng nhiều từ ngữ, câu văn giàu tình cảm.

b) Tuy nhiên hai văn bản này vẫn được coi là văn bản nghị luận chứ không phải biểu cảm là bởi vì mục đích chính của chúng là nghị luận, biểu cảm chỉ đóng vai trò như một yếu tố phục vụ mục đích nghị luận của văn bản.

c) Những câu ở cột 2 hay hơn cột 1 là bởi vì cột 2 có thêm yếu tố biểu cảm (từ in nghiêng) giúp bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết.

Câu 2 Trang 96 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thật sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả…” hay “uốn lưỡi cú diều…”? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa?

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.
Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:   

  • Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.   
  • Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.   
  • Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

PHẦN II - LUYỆN TẬP
PHẦN II - LUYỆN TẬP

Câu 1 Trang 97 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Hãy chỉ ra các yếu tỏ biểu cảm trong phần I -Chiến tranh và “người bản xứ” (ở văn bản Thuế máu) và cho biết tác giả đã sử dụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì ?

Các yếu tố biểu cảm được thể hiện qua các từ ngữ đối lập:

VD: Những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu - những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền”, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do;....

Tác dụng: Tăng tính mỉa mai, trào phúng của bài viết → Tác động mạnh tới người đọc.

Câu 2 Trang 97 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Đọc đoạn nghị luận sau đây và cho biết: Những cảm xúc gì đã được biểu hiện qua đoạn văn? Tác giả đã làm thế nào để những đoạn văn đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm?

"Tôi muốn nói với tất cả các bạn câu chuyện làm Việt luận....để bắt trẻ em ngày ngày đến trường"

  • Những cảm xúc được biểu hiện: Nỗi buồn và sự trăn trở của một nhà giáo đối với việc học tủ của học sinh.
  • Để đoạn văn đó không chi có sức thuyết phục mà còn gợi cảm tác giả đã sử dụng những từ ngữ thể hiện thái độ tình cảm: nỗi khổ tâm, đeo một cái “nghiệp”,...
Câu 3 Trang 97 SGK Ngữ Văn 8 - Tập 2

Viết một đoạn văn nghị luận để trình bày luận điểm “Chúng ta không nên học vẹt và học tủ” sao cho đoạn văn ấy vừa có lí lẽ chặt chẽ, lại vừa có sức truyền cảm.

Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị "lệch tủ", "trật tủ" và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận