Soạn văn 11
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội
Hướng dẫn trả lời
Trình bày suy nghĩ về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
a. Mở bài: Giới thiệu về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
b. Thân bài:
b.1 Giải thích: “bệnh vô cảm” là căn bệnh thờ ơ, bàng quan trước niềm vui nỗi buồn của người khác, trước cái xấu cái đẹp trong đời sống và đôi khi với chính mình.
b.2 Bàn luận:
- Khẳng định “bệnh vô cảm” là căn bệnh đáng sợ và gây tác hại to lớn.
- Tác hại của “bệnh vô cảm”:
- Khiến tâm hồn con người trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu, thiếu ý nghĩa.
- Mối quan hệ giữa người với người trở nên yếu ớt, lạnh lẽo, tàn nhẫn, xa lạ.
- Hình thành lối sống ích kỉ, thu mình và thiếu đạo đức.
- Nguyên nhân gây ra “bệnh vô cảm”:
- Yếu tố chủ quan: do thói ích kỉ, thờ ơ hoặc do cú sốc tâm lí.
- Yếu tố khách quan: đời sống hiện đại bận rộn, chạy theo tiền bạc danh lợi nên nhiều người chỉ lo cho mình, bàng quan trước người khác; vô cảm đã trở nên phổ biến thành thứ thuốc độc rộng rãi; do giáo dục còn yếu kém.
- Giải pháp: tuyên truyền, tác động mạnh mẽ qua giáo dục trong và ngoài nhà trường; khuyến khích lối sống tử tế, nhân ái;…
c. Kết bài: Khẳng định “bệnh vô cảm” là căn bệnh nguy hại và khuyến khích lối sống yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau.
Trình bày suy nghĩ về “bệnh thành tích” – một “căn bệnh” gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.
a. Mở bài: Giới thiệu về “bệnh thành tích” trong xã hội hiện nay.
b. Thân bài:
b.1 Giải thích: “Thành tích” là kết quả tốt đẹp do nỗ lực mà đạt được, thường được mọi người đánh giá cao → “Bệnh thành tích” là chạy theo thành tích bất chấp thủ đoạn.
b.2 Bàn luận:
- Khẳng định: “bệnh thành tích” gây tác hại lớn lao và hệ lụy lâu dài trong xã hội.
- Tác hại của “bệnh thành tích”:
- Tạo ra những kết quả giả tràn lan trên mọi lĩnh vực xã hội.
- Hình thành tâm lí trọng sĩ diện, thói dối trá, lối sống phù phiếm.
- Kéo nhân cách con người xuống thấp.
- Gây nhiều hệ lụy do con người bất chấp thủ đoạn để có thành tích.
- Nguyên nhân gây ra “bệnh thành tích”:
- Do thói háo hư danh, sĩ diện, thích khoe mẽ, bất chấp trình độ yếu kém.
- Do lòng tham, tâm lí tư lợi, tìm cách giành giật thành tích để đạt lợi ích.
- Do thói dối trá, lừa mình gạt người, nhân cách đạo đức thấp kém.
- Do trình độ hạn chế, chạy theo phong trào chung của xã hội.
b.3 Giải pháp: Xử lí nghiêm minh những trường hợp thành tích ảo; Tuyên truyền, giáo dục chống “bệnh thành tích”; Mỗi người cần tự có ý thức bảo vệ mình khỏi “bệnh thành tích”.
c. Kết bài: Khẳng định sự nguy hại của “bệnh thành tích”, đề cao lối sống trung thực.
Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/chị, làm thế nào đề khắc phục thái độ đó.
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề thiếu trung thực trong thi cử.
b. Thân bài:
- Giải thích: thiếu trung thực trong thi cử là việc bất chấp thủ đoạn để đạt kết quả cao trong thi cử mà không cần nỗ lực trong học tập.
- Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử:
- Tạo nên kết quả giả, phản ánh không trung thực năng lực cửa người thi dẫn đến lực lượng nhân lực có bằng cấp nhưng không có trình độ.
- Hình thành lối sống dối trá, kéo lùi nhân cách đạo đức.
- Cổ súy cho bệnh thành tích thêm trầm trọng.
- Nguyên nhân của hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử:
- Thói lười biếng, ích kỉ, không muốn bỏ công sức nhưng vẫn muốn kết quả cao.
- Tâm lí chạy theo thành tích trong xã hội.
- Chương trình học tập không phát huy sự sáng tạo mà nặng về kiến thức, tạo gánh nặng áp lực cho học sinh.
- Giải pháp:
- Mỗi cá nhân tự ý thức trung thực trong thi cử mới đem lại chất lượng thật, bằng cấp thật, con người thật cho mình.
- Xử lí nghiêm minh những trường hợp gian lận như quay cóp, chạy chọt lên điểm,…
- Chống lại căn bệnh thành tích trong giáo dục và trong xã hội.
c. Kết bài: Khẳng định sự sai trái của việc thiếu trung thực trong thi cử, đề cao lối sống trung thực, coi trọng thực chất.
Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.
a. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề an toàn giao thông.
b. Thân bài:
- Giải thích: an toàn giao thông chỉ việc đảm bảo bình yên và an toàn cho người và phương tiện trong quá trình tham gia trên mọi loại hình giao thông.
- Thực trạng: việc tham gia giao thông hiện nay diễn ra phức tạp, thiếu an toàn và gây nhiều thiệt hại về người và của.
- Nguyên nhân:
- Ý thức tham gia giao thông yếu kém (không nắm luật, tâm lí chen lấn, vội vã…).
- Quy hoạch giao thông chưa khoa học, chất lượng các công trình giao thông chưa đảm bảo.
- Luật giao thông chưa được thực thi một cách nghiêm minh.
- Tác hại:
- Thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe và tính mạng con người.
- Gây thiệt hại về kinh tế (chi phí về phương tiện, chi phí khám chữa bệnh,…).
- Hình thành văn hóa giao thông xấu xí, phức tạp.
- Giải pháp:
- Chấp hành luật giao thông.
- Tự nâng cao ý thức tham gia giao thông, quý trọng tính mạng của bản thân và những người xung quanh.
- Chính phủ tích cực cải thiện chất lượng các công trình giao thông, đưa ra quy hoạch giao thông hiệu quả cho nhân dân.
- Tuyên truyền về vấn nạn giao thông của quốc gia.
c. Kết bài: Kêu gọi, vận động, tuyên truyền về an toàn giao thông.
Theo anh/chị làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp.
a. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vào vấn đề môi trường sống của con người.
b. Thân bài:
- Giải thích: môi trường sống là toàn bộ các yếu tố thiên tạo và nhân tạo xung quanh con người, bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
- Thực trạng môi trường sống hiện nay: ô nhiễm, tổn hại và bất ổn nghiêm trọng.
- Tác hại to lớn của việc môi trường sống ô nhiễm hiện nay:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người; nhiều loại bệnh dịch mới ra đời; nhiều loài động và thực vật bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng.
- Môi trường sống trở nên xấu xí, mất an toàn, chứa nhiều rủi ro.
- Dẫn đến những tranh chấp nghiêm trọng giữa các quốc gia, các địa phương khi không xử lí được vấn đề tài nguyên và môi trường.
- Gây hệ lụy lâu dài, dự báo khủng khiếp cho thế hệ sau.
- Nguyên nhân gây ra thực trạng môi trường sống nguy hại hiện nay:
- Lòng tham vô đáy của con người, chạy theo lợi nhuận mà chà đạp lên môi trường.
- Lối sống thiếu ý thức, được chăng hay chớ, biết hôm nay không biết mai.
- Khai thác tài nguyên quá mức, không gắn với phát triển bền vững.
- Dân số phát triển quá nhanh trở thành gánh nặng cho môi trường.
- Giải pháp để môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp:
- Với xã hội: khai thác tài nguyên hợp lí gắn với phát triển bền vững; nghiêm minh trong luật bảo vệ môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Với nhà trường: coi trọng vấn đề giáo dục về bảo vệ và xây dựng môi trường sống.
- Với mỗi cá nhân: sống văn minh, vứt rác đúng nơi quy định; hạn chế dùng túi nilon; nhắc nhở người có hành vi xâm phạm môi trường…
c. Kết bài: Khẳng định sự cấp bách của việc hành động vì môi trường sống xanh, sạch, đẹp.
Thảo luận