Soạn văn 11
Ôn tập phần văn học - Tập 1
Hướng dẫn trả lời
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng như thê nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, mỗi xu hướng đó.
Hãy làm rõ nguồn gốc sâu xa của tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng của văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 có sự phân hóa thành 2 bộ phận và nhiều xu hướng phức tạp, vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau.
Bộ phận văn học công khai | Bộ phận văn học không công khai |
- Đội ngũ sáng tác: trí thức tây học, thuộc tầng lớp tiểu tư sản. - Hoàn cảnh tồn tại: công khai, hợp pháp. - Phân hóa thành nhiều xu hướng: + Xu hướng lãng mạn: khẳng định cái tôi cá nhân, con người thế tục, đời sống nội tâm; chống lễ giáo, giải phóng cá nhân; hạn chế là: xa rời nhân dân và nhiệm vụ cứu nước. + Xu hướng hiện thực: phản ánh thực trạng xã hội bất công và đời sống khốn khổ của nhân dân; góp phần chống áp bức; hạn chế là chỉ nhìn con người ở khía cạnh nạn nhân. | - Chủ yếu là thơ văn cách mạng. - Bị đặt ngoài vòng pháp luật, lưu hành trong điều kiện ngặt nghèo. - Là một vũ khí chiến đấu chống giặc. - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: SGK - Ở bộ phận này, hiện đại hóa gắn với cách mạng hóa văn học. |
→ Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 có tốc độ phát triển mau lẹ vì 3 yếu tố: sự thôi thúc của thời đại; sức sống tiềm tàng của văn học dân tộc; lực lượng sáng tác là các trí thức Tây học phát triển hùng hậu.
Tiểu thuyết hiện đại khác với tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh?
Phân biệt tiểu thuyết hiện đại và tiểu thuyết trung đại:
Tiểu thuyết trung đại | Tiểu thuyết hiện đại |
- Thường vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc. - Tập trung xây dựng cốt truyện li kì, kết cấu chương hồi, kết thúc có hậu. - Thường kể theo trình tự thời gian khách quan, nhân vật được phân tuyến rạch ròi. | - Lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, đi sâu vào nội tâm nhân vật. - Kết cấu linh hoạt, trình tự thời gian chỉ là một trong số các lựa chọn. - Kết thúc thường không có hậu, bút pháp tả thực, lời văn tự nhiên, gần gũi. |
Dấu ấn của tiểu thuyết trung đại trong Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh:
- Cốt truyện li kì, giàu kịch tính, cổ súy cho đạo đức truyền thống.
- Kết cấu chương hồi (gồm 10 chương), kết thúc có hậu (Trần Văn Sửu được miễn truy tố, đoàn tụ với các con).
- Trần thuật theo trình tự thời gian.
Phân tích tình huống trong các truyện ngắn Vi hành (Nguyễn Ái Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)
Chỉ ra tình huống trong các truyện ngắn:
- Tình huống trong truyện ngắn Vi hành là tình huống nhầm lẫn: đôi trai gái người Pháp nhầm lẫn tôi với vua Khải Định trên một chuyến tàu điện ngầm.
- Tình huống trào phúng trong truyện Tinh thần thể dục: vẻ ngoài tốt đẹp của phong trào thể dục thể thao của bọn thực dân nhưng thực chất là tai họa ập xuống những người dân nô lệ.
- Tình huống éo le trong truyện Chữ người tử tù: những tâm hồn tri âm tri kỉ bị đặt trong thế thù địch, cảnh cho chữ đầy nét đẹp văn hóa diễn ra trong cảnh ngục tù hôi hám.
- Tình huống bi kịch trong truyện Chí Phèo: mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiện, khát vọng làm người với tình trạng bị cự tuyệt quyền làm người.
Đặc sắc nghệ thuật trong các truyện ngắn:
- Nghệ thuật trong Hai đứa trẻ:
- Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn lôi cuốn, thấm đẫm chất trữ tình.
- Biệt tài quan sát và phân tích tâm lí nhân vật.
- Văn phong nhẹ nhàng thấm thía.
- Ngôn ngữ giản dị tự nhiên.
- Thủ pháp tương phản đối lập giữa hình tượng ánh sáng và bóng tối, nhiều chi tiết giàu sức gợi…
- Nghệ thuật trong Chữ người tử tù:
- Bút pháp lãng mạn đặc sắc.
- Thủ pháp đối lập tài tình.
- Văn phong đĩnh đạc sang trọng.
- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình.
- Cách xây dựng nhân vật gắn với việc tiếp cận nhân vật ở phương diện tài hoa nghệ sĩ,…
- Nghệ thuật trong Chí Phèo:
- Thành công lớn trong xây dựng hình tượng nhân vật điển hình (Chí Phèo và Bá Kiến).
- Ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật tài tình.
- Kết cấu mới mẻ, phóng túng mà chặt chẽ.
- Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa nghệ thuật vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói trong đời sống…
Những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
- Qua đoạn trích, Vũ Trọng Phụng tập trung phê phán bản chất giả dối, bịp bợm, chỉ biết chạy theo đồng tiền và lối sống ăn chơi đồi bại của xã hội trưởng giả những năm trước 1945.
- Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích:
- Mâu thuẫn trào phúng đặc sắc: giữa nội dung và hình thức, mục đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện, hành động và tình huống.
- Tình huống trào phúng: hạnh phúc của một gia đình có tang.
- Xây dựng các chân dung trào phúng điển hình: cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, ông Phán mọc sừng, cậu Tú Tân.
- Các thủ pháp trào phúng: giễu nhại, đối lập tương phản, nói ngược, phóng đại…
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô)?
Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng thể hiện qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:
- Vở kịch triển khai hai mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn giữa việc xây dựng Cửu Trùng Đài phục vụ cho bọn hôn quân bạo chúa với đời sống khốn cùng của nhân dân.
- Mâu thuẫn giữa khát vọng sáng tạo nghệ thuật to lớn với hiện thực khó khăn của đất nước.
- Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết thứ nhất theo quan điểm nhân dân nhưng không phê phán, quy tội cho Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Ông thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm đối với bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô.
Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có..." (Đời thừa)
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:
"Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”
→ Đề cao tính sáng tạo trong lao động nghệ thuật, đòi hỏi người nghệ sĩ phải không ngừng nỗ lực đào sâu, tìm tòi để tạo nên những giá trị nghệ thuật chân chính.
Khát vọng hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-et trong đoạn trích Tình yêu và thù hận:
Tình yêu trong sáng, chân thành và mãnh liệt của đôi lứa (sự dũng cảm, quyết tâm đến với tình yêu của Rô-mê-ô và tình yêu thương, niềm lo lắng chân thành dành cho Rô-mê-ô của Giu-li-et) vượt lên trên mối thù sâu đậm của hai dòng họ.
Thảo luận