Soạn văn 11
Ngữ cảnh

Soạn văn 11

Ngữ cảnh

  1. Soạn văn
  2. Lớp 11
  3. Ngữ cảnh

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 106 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1
  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc viết để tế những người nông dân – nghĩa sĩ hi sinh trong trận đánh đồn Cần Giuộc năm 1861.
  • Hoàn cảnh thực tế: tin tức kẻ thù đã phong thanh hàng tháng nhưng lệnh quan đánh giặc vẫn chưa thấy ban bố, người nông dân phải nhìn thấy kẻ thù mỗi ngày.
  • Vì vậy, những chi tiết trong hai câu văn mang rõ bối cảnh ấy và đặc trưng tâm trạng, nếp cảm, nếp nghĩ của những người nông dân tỉnh Gia Định lúc bấy giờ:
    • Sốt ruột khi phải chờ động thái của triều đình.
    • Căm ghét mỗi khi thấy bóng dáng kẻ thù.
Câu 2 Trang 106 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu sau:


Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan vớ nước non

(Hồ Xuân Hương- Tự tình)

Hiện thực được nói tới trong hai câu thơ:

  • Hiện thực bên ngoài nhân vật trữ tình: đêm khuya, tiếng trống canh đồn dập, không gian nước non rộng lớn.
  • Hiện thực tâm trạng: nỗi cô đơn, bẽ bàng, u uất của người phụ nữ lận đận tình duyên.
Câu 3 Trang 106 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lý giải những chi tiết cụ thể hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Tú Xương.

Từ ngữ cảnh, lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ:

  • Bà Tú là người vợ tảo tần, chịu khó, nuôi cả gia đình bằng nghề buôn bán nhỏ.
  • Hoàn cảnh:
    • Gia đình Tú Xương đông con, nghèo túng.
    • Bản thân nhà thơ thi 8 lần chỉ đỗ tú tài, không được bổ nhiệm nên không giúp được gì cho vợ con.
Câu 4 Trang 106 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Đọc những câu thơ sau trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương và cho biết những yếu tố nào của ngữ cảnh đã chi phôi nội dung của những câu thơ đó

Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Những yếu tố ngữ cảnh đã chi phối nội dung của các câu thơ:

  • Năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên tổ chức cho các sĩ tử Hà Nội xuống thi chung ở trường thi Nam Định.
  • Trong kì thi đó, toàn quyền Pháp ở Đông Dương là Đu-me đã cùng vợ đến dự.
Câu 5 Trang 106 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”. Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? nhằm mục đích gì?

  • Câu hỏi của người đi đường cần hiểu là hỏi về thời gian.
  • Mục đích đáp ứng nhu cầu thông tin về thời gian.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận