Soạn văn 11
Vi hành - Nguyễn Ái Quốc
Bố cục & Nội dung chính
- Phần 1 (từ đầu đến “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.
- Phần 2 (còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.
Nội dung chính
Tác phẩm có sức chiến đấu mạnh mẽ, tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân, lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu.
Hướng dẫn trả lời
Trang 171 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1
Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa nội dung, bản chất và hình thức bên ngoài:
- Vẻ ngoài bị nhầm với Khải Định >< bên trong thực chất là nhân vật tôi.
- Vai trò làm vua lãnh đạo đất nước >< bản chất bù nhìn, lố bịch của Khải Định.
- Vẻ ngoài tôn trọng Khải Định, vua nước thuộc địa, mời sang dự cuộc đấu xảo >< bản chất khinh thường, bóc lột, đè nén của thực dân Pháp.
Câu 2 Trang 171 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1
- Tác giả xây dựng tình huống nhầm lẫn (đôi nam nữ Pháp hiểu nhầm tôi là Khải Định).
- Tác dụng của tình huống truyện:
- Tạo sự khách quan trong đánh giá Khải Định.
- Chế giễu, đả kích sự lố bịch, bản chất bù nhìn, tính chất một thứ đồ chơi của Khải Định.
Câu 3 Trang 171 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1
Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định:
- Trang phục: cái nón chụp đèn, quấn khăn, tay đeo đầy nhẫn, người đủ lụa là, hạt cườm.
- Diện mạo: mũi tẹt, mắt xếch, da vàng bủng như vỏ chanh.
- Cử chỉ, tác phong: nhút nhát, lúng túng.
- Những nơi lui tới: trường đua, tiệm cầm đồ, xe điện ngầm.
- Với người Pháp: Khải Định là thứ đồ chơi lạ mắt khi kho giải trí của họ đã cạn kiệt.
→ Châm biếm, đả kích Khải Định, vị vua bù nhìn, lố bịch, thứ đồ chơi để bọn thực dân Pháp lợi dụng tô điểm cho lá cờ khai hóa, bảo hộ bịp bợm và tàn bạo của chúng.
Thảo luận