Soạn văn 11
Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân
Bố cục & Nội dung chính
- Phần 1 (Từ đầu đến để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): Cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại.
- Phần 2 (tiếp theo đến thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): Tấm lòng biệt đãi của viên quản ngục.
- Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ.
Nội dung chính
Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao - môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
Hướng dẫn trả lời
Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử tù là gì? tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
Tình huống truyện độc đáo:
- Tình huống: Cuộc kì ngộ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt.
- Tác dụng: làm nổi bật kịch tính của truyện và tính cách của các nhân vật: các nhân vật là tri kỉ trên phương diện văn hóa cái đẹp nhưng lại là thù địch trên phương diện xã hội.
Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?
Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao:
- Là người nghệ sĩ thư pháp tài năng.
- Khí phách anh hùng, coi thường cường quyền và vật chất.
- Thiên lương trong sáng, tốt đẹp.
- Quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp:
- Tiếp cận con người dưới góc độ tài hoa nghệ sĩ.
- Người có cái đẹp là người tài năng và có thiên lương trong sáng.
- Cái đẹp có khả năng thanh lọc cuộc sống, cảm hóa cái xấu, cái ác.
Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến cho Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?
Nhân vật quản ngục:
- Quản ngục cũng là một người có thiên lương.
- Biết yêu quý và trân trọng cái đẹp, biết cúi đầu trước cái đẹp.
→ Đó là điều đáng trân trọng giữa môi trường tù ngục đầy rẫy tàn nhẫn, lừa lọc, ti tiện.
Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả lại coi đây là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"?
Cảnh cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì:
- Việc cho chữ là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật.
- Không gian: buồng giam chật hẹp, tối tăm, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián: cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, thiên lương tỏa sáng ngay nơi cái ác ngự trị.
- Thời gian: trước khi Huấn Cao bị hành quyết.
- Người nghệ sĩ: say mê tô từng nét chữ là một tử tù trong cảnh cổ đeo gông, chân vướng xiềng và chỉ sớm mai sẽ bị hành quyết.
- Ngục quan: vái lạy tù nhân.
Anh (chị) có những nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù?
Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm:
- Nghệ thuật dựng người, dựng cảnh điêu luyện.
- Giọng văn đĩnh đạc, đường hoàng, sang trọng, nghệ thuật đối lập.
- Ngôn ngữ góc cạnh, gợi cảm và giàu chất tạo hình.
- Gợi không khí cổ kính, trang nghiêm và màu sắc bi tráng.
Thảo luận