Soạn văn 11
Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Soạn văn 11

Luyện tập thao tác lập luận so sánh

  1. Soạn văn
  2. Lớp 11
  3. Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Tâm trạng của nhân vật trữ tình (khi về thăm quê) trong hai bài thơ dưới đây

Khi đi trẻ lúc về già

Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

(Hạ Tri Chương,Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)

Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi

Bạn chơi ngày nhỏ chẳng còn ai

Nền nhà nay dựng cơ quan mới

Chẳng nhẽ thăm quê lại hỏi người?

(Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)

Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai bài thơ:

  • Cả hai đều rời quê hương lúc còn trẻ và trở về khi tuổi đã cao.
  • Khi trở về, cả hai đều thành người lạ trên chính quê hương mình.

→ So sánh tương đồng:

  • Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm, cảnh vật và tình cảm con người đã nhiều thay đổi.
  • Tuy vậy, giữa người xưa và người nay vẫn có nét tương đồng về tình cảm dành cho quê hương và cảnh ngộ khi trở về.
Câu 2 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.

Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả

Câu nói dùng lối so sánh tương đồng, chỉ các giai đoạn khác nhau:

  • Ban đầu thu hoạch được ít, cùng với thời gian sẽ thu hoạch được nhiều hơn.
  • Học và trồng cây đều có ích, học đem lại tri thức và thành quả, trồng cây đem lại hoa trái.

→ Cả hai việc đều cần có thời gian và lòng kiên trì.

Câu 3 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự Tình và Chiều hôm nhớ nhà.

So sánh ngôn ngữ thơ trong hai bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương:

  • Giống:
    • Cùng thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
    • Đều gieo vần và tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối ở các câu 3 và 4, 5 và 6.
  • Khác: ở cách dùng từ ngữ.
    • Bài Tự tình của Hồ Xuân Hương:

> Dùng ngôn ngữ hàng ngày.

> Sử dụng nhiều từ láy gợi âm thanh, cảm giác mới lạ.

> Gieo vần “om”, vần khó gieo.

Bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của bà huyện Thanh Quan:

> Dùng từ ngữ mang màu sắc trang trọng bởi dùng nhiều từ Hán Việt.

> Thi liệu quen thuộc trong văn chương cổ điển.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận