Soạn văn 11
Chí Phèo - Nam Cao (Tác Phẩm)

Soạn văn 11

Chí Phèo - Nam Cao (Tác Phẩm)

  1. Soạn văn
  2. Lớp 11
  3. Chí Phèo - Nam Cao (Tác Phẩm)

Bố cục & Nội dung chính
Bố cục & Nội dung chính

  • Phần 1 (từ đầu đến cả làng Vũ Đại cũng không ai biết): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.
  • Phần 2 ( tiếp đến không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính.
  • Phần 3 (còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

Nội dung chính:

Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 155 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu thiên truyện.

  • Cách mở đầu truyện độc đáo, ấn tượng với hình ảnh Chí Phèo vừa đi vừa chửi trong đơn độc.
  • Ý nghĩa của tiếng chửi:
    • Cách phản ứng của Chí Phèo với toàn bộ cuộc đời, tâm trạng bất mãn vì bị xã hội phi nhân tính gạt ra khỏi thế giới loài người.
    • Sự cô đơn cùng cực, nỗi oán hận với những thế lực đã đẩy Chí vào con đường cùng, con đường tha hóa, lưu manh hóa.
Câu 2 Trang 155 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chi Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?

  • Việc gặp gỡ thị Nở đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời Chí:
    • Chí Phèo được trở lại "làm người", được ước mơ, suy nghĩ và tỉnh táo thực sự.
    • Khi bị ốm, sự săn sóc ân tình và tình yêu thương của Thị Nở, người đàn bà xấu xí, khốn khổ đã khơi dậy bản chất lương thiện vốn bị chèn lấp từ lâu trong con người Chí Phèo. 
  • Sau cuộc gặp gỡ đó, tâm hồn Chí bắt đầu diễn biến khá phức tạp:
    • Lần đầu tiên, từ những ngày ở tù về, Chí thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và lần đầu tiên sau những cơn say triền miên, kể từ ngày ở tù về hắn nghe được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường. Và khao khát được sống lương thiện đã trỗi dậy trong anh.
    • Chí bắt đầu nghĩ về đời mình về những ngày đã qua và những ngày sắp tới. Anh cảm nhận rõ sự cô độc và bất hạnh của đời mình. Chí mong ngóng Thị Nở, khao khát được cùng Thị xây dựng một gia đình.

→ Thị Nở vừa là ân nhân cảm hóa Chí Phèo, vừa gọi bản tính người trong Chí trở lại.

Câu 3 Trang 155 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống. Vì sao Chí Phèo có hành động thật dữ dội, bất ngờ (uống rượu, xách dao đi giết Bá KIến rồi tự sát) ?

  • Tâm trạng của Chí: 
    • Sau khi bị Thị Nở từ chối chung sống và không níu giữ được Thị, Chí Phèo rơi vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng, mọi hy vọng cho một tương lai “làm người” bỗng chốc hóa thành mây khói. Chí Phèo như tỉnh hẳn và chua xót nhận ra bi kịch tinh thần của cuộc đời mình. Hắn vật xã, đau đớn.
    • Càng tuyệt vọng, hắn càng uống rượu; nhưng càng uống rượu, hắn càng tỉnh ra. Hắn ôm mặt khóc rưng rức và luôn thấy thoang thoảng mùi cháo hành. Chi tiết này nhằm tô đậm niềm khao khát tình yêu thương, khát khao cuộc sống lương thiện và cũng nhấn mạnh bi kịch tinh thần không cách có thể cứu vãn.
    • Trong tột cùng bế tắc, Chí Phèo càng thấm thía hơn tội ác của kẻ đã cướp đi dung mạo và linh hồn người của mình, biến mình thàng một con “quỷ” của làng Vũ Đại. Chí Phèo xách dao đến nhà Bá Kiến, đòi Bá Kiến trả cho hắn làm người lương thiện.
    • Chí đã chọn cách giải quyết trở về làm người lương thiện: đó là giết kẻ đã gây ra đau khổ cho đời mình, đồng thời tự kết liễu cuộc sống của mình. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến không phải vì say rượu mà vì hắn hiểu rõ nguồn gốc bi kịch của đời mình.
Câu 4 Trang 155 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, hãy làm rõ nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao (chú ý việc khắc họa tính cách và nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật).

Nghệ thuật điển hình hóa của Nam Cao:

  • Chí Phèo vừa là một người nông dân cụ thể, có cuộc đời riêng và số phận riêng nhưng lại vừa điển hình cho bộ phận những người nông dân bị đẩy vào đường cùng.
  • Bá Kiến vừa có những đặc điểm riêng trong tính cách, cuộc đời nhưng vừa điển hình cho giai cấp thống trị, bóc lột và đẩy người nông dân khốn khổ vào con đường cùng.
Câu 5 Trang 155 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này có gì đặc sắc?

  • Nhà văn có khả năng nhập vào các vai.
  • Chuyển từ vai này sang vai khác một cách tự nhiên, linh hoạt, gây hấp dẫn cho người đọc.
  • Điểm nhìn trần thuật thay đổi linh hoạt.
  • Giọng điệu đan xen lẫn nhau, ngôn ngữ trở nên đa thanh và sống động.
  • Ngôn ngữ biến hóa, đan xen và hấp dẫn.
Câu 6 Trang 155 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua truyện ngắn này?

  • Nhà văn quan tâm đến nỗi đau bị tàn phá thể xác, bị hủy diệt về tâm hồn, bị xã hội cự tuyệt quyền làm người của một bộ phận người nông dân
  • Nam Cao phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã hoàn toàn mất đi nhân hình, nhân tính.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận