Soạn văn 11
Ôn tập phần văn học - Tập 2

Soạn văn 11

Ôn tập phần văn học - Tập 2

  1. Soạn văn
  2. Lớp 11
  3. Ôn tập phần văn học - Tập 2

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 2

Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào?

Sự khác nhau giữa thơ mới và thơ trung đại:

Tiêu chí so sánh

Thơ trung đại

Thơ mới

Tinh thần cốt lõi

Cái ta cộng đồng, cái ta dân tộc.

Cái tôi cá nhân tuyệt đối.

Hình thức thể hiện

Tính ước lệ tượng trưng, tính sùng cổ, tính khuôn mẫu.

Cách tân táo bạo, mới mẻ, ảnh hưởng của thơ phương Tây.

Phong thái chủ thể trữ tình

Ung dung, tự tại; Hiên ngang cốt cách.

Cô đơn, tội nghiệp, mang nỗi buồn thế hệ.

 

Câu 2 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 2

Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà? Làm rõ tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên

Nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu Trời của Tản Đà:

  • Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”:
    • Nội dung: Khắc họa vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX với bầu tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
    • Nghệ thuật: giọng thơ tâm huyết, sôi trào; hình ảnh thơ kì vĩ, hào hùng.
  • Bài thơ “Hầu trời”:
    • Nội dung: Biểu hiện cái tôi cá nhân ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.
    • Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.

Tính chất giao thời trong nghệ thuật của hai bài thơ trên:

  • Bài “Lưu biệt khi xuất dương”: Viết bằng chữ Hán, sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và thi pháp truyền thống. Nét mới của nằm ở tư tưởng mới mẻ chống lại lối học sáo mòn của Nho học và khát vọng hành động sôi trào của người chí sĩ thời đại mới.
  • Bài “Hầu trời”: Hình ảnh và thể thơ còn mang dấu ấn của văn học trung đại nhưng thể hiện nét mới mẻ là bộc lộ cái tôi ngông, phóng túng với sự tự ý thức cao, bài thơ viết bằng chữ quốc ngữ.
Câu 3 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 2

Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm rõ quá trình hiện đại hoá thơ ca từ thời đầu thế kỉ XX đến cách Mạng tháng 8 - 1945.

Qua các bài “Lưu biệt khi xuất dương”, “Hầu trời” và “Vội vàng”, làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca từ đầu TK XX đến CMT8/1945:

  • Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920), thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Trong sáng tác của Phan Bội Châu cũng như nhiều cây bút Hán học yêu nước và cách mạng khác, nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại, các ông vẫn viết theo thi pháp của thơ trung đại. Điều này thể hiện rõ nhất trong Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu.
  • Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến 1930), công cuộc hiện đại hóa văn học đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Văn học giai đoạn này đã đổi mới, có tính hiện đại, nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là trong sáng tác thơ. Bài Hầu trời của Tản Đà thể hiện rõ tính chất trên.
  • Giai đoạn thứ 3 (từ khoảng 1930 đến 1945), nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới được xem là "một cuộc cách mạng thơ ca" (Hoài Thanh). Bài Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng Giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, ... là những bài thơ rất tiêu biểu, thể hiện rất rõ những đặc trưng của Thơ mới.
Câu 4 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 2

Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ vội vàng của Xuận Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh thơ?

Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ:

Tác phẩm

Nội dung

Nghệ thuật

Vội vàng (Xuân Diệu)

Bài thơ là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, quý trọng từng giây từng phút cuộc đời, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống cuồng nhiệt.

+ Kết hợp nhuần nhị giữa mạch luận lí và mạch cảm xúc.

+ Giọng điệu say mê, sôi nổi.

+ Nhiều sáng tạo độc đáo về ngôn từ, hình ảnh thơ.

Tràng giang (Huy Cận)

Bày tỏ nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương, đất nước.

+ Kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp cổ điển và vẻ đẹp hiện đại.

+ Cảm hứng vũ trụ.

+ Nhiều biện pháp nghệ thuật hấp dẫn, mới mẻ.

Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Ẩn phía sau là tấm lòng thiết tha với thiên nhiên và cuộc đời.

+ Hình ảnh giàu gợi hình, gợi cảm, giàu sức biểu hiện nội tâm.

+ Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng.

Tương tư (Nguyễn Bính)

Bài thơ bày tỏ mối tình đơn phương ý nhị, kín đáo nhưng rất đỗi chân thành, tha thiết của chàng trai thôn quê.

+ Phong vị dân gian độc đáo.

+ Ngôn từ bình dị, so sánh ví von tự nhiên, hấp dẫn.

+ Nhiều câu hỏi tu từ.

Chiều xuân (Anh Thơ)

Khắc họa bức tranh làng quê thơ mộng, thanh bình, khoan thai và tươi đẹp trong một buổi chiều xuân Bắc Bộ đặc trưng.

+ Hình ảnh tươi đẹp, mộc mạc, gợi cảm.

+ Từ ngữ lôi cuốn, nhiều từ láy có sức biểu đạt cao.

Câu 5 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 2

Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài Chiều tối, Lai tân của Hồ Chí Minh, Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu?

Nội dung và nghệ thuật đặc sắc của các bài thơ sau:

Tác phẩm

Nội dung tư tưởng

Nghệ thuật

Chiều tối (Hồ Chí Minh)

Qua bức tranh thiên nhiên và đời sống lúc chiều tối trên con đường chuyển lao, Hồ Chí Minh bộc lộ một tâm hồn cao đẹp với tình yêu thiên nhiên, “chất thép”, ý chí vượt lên nghịch cảnh hướng về ánh sáng và sự sống.

+ Kết hợp hài hòa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại.

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình, tứ thơ vận động khỏe khoắn.

Lai Tân (Hồ Chí Minh)

Bài thơ phơi bày và châm biếm bộ mặt quan lại coi tù ở Lai Tân, qua đó lên án sự mục ruỗng của chế độ Tưởng Giới Thạch.

+ Bút pháp châm biếm, đả kích nhẹ nhàng mà sâu cay.

+ Tứ thơ gây ấn tượng, bất ngờ.

Từ ấy (Tố Hữu)

Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt khi giác ngộ lí tưởng cách mạng và những chuyển biến kì diệu trong nhận thức và lẽ sống của nhà thơ.

+ Hình ảnh thơ tươi sáng, gợi cảm.

+ Ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

+ Biện pháp tu từ hiệu quả.

Nhớ đồng (Tố Hữu)

Tâm trạng cô đơn, tù túng và nỗi nhớ thương quê nhà, khát khao tự do và trở về với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ trẻ bị cầm chân trong nhà tù.

+ Bài thơ giàu nhạc điệu, điệp khúc.

+ Biện pháp điệp ngữ, điệp cú pháp.

+ Hình ảnh giản dị, mộc mạc.

Câu 6 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 2

Cái đẹp, cái hay và sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em (Pu-skin) ?

Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ “Tôi yêu em” (Puskin):

  • Sức hấp dẫn về nội dung, tư tưởng: Bài thơ bày tỏ một tình yêu đơn phương chân thành, trong sáng, giản dị nhưng rất đỗi cao thượng. Qua đó, ta cảm nhận và khâm phục trước một tâm hồn đáng mến, đáng trân trọng.
  • Sức hấp dẫn về nghệ thuật: ngôn từ giản dị, chân thành; giọng điệu lúc trầm lắng, lúc dồn nén, lúc lại bùng cháy; điệp khúc “tôi yêu em” đem lại sự nhịp nhàng, đằm thắm.
Câu 7 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 2

Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao (Sê-khốp).

Phân tích hình tượng Bê-li-cốp trong truyện “Người trong bao” (Sê-khốp):

  • Cơ thể trong bao: đội mũ, đi giày cao su, mặc áo bành tô,…
  • Tư tưởng, suy nghĩ trong bao: luôn sợ “nhỡ xảy ra chuyện gì”, yêu quá khứ ghê sợ hiện tại, kinh hãi khi thấy chị em Va-ren-ca đạp xe…
  • Sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử kiểu trong bao: mọi đồ dùng đều để trong bao; phòng ngủ như cái hộp, đến nhà đồng nghiệp không nói chuyện mà chỉ ngồi quan sát; luôn đòi mách cấp trên,…
  • Niềm hạnh phúc lớn nhất là được ở trong một cái bao vĩnh hằng: vẻ mặt thoải mái, dễ chịu khi ở trong quan tài.
  • Ý nghĩa của nhân vật:
    • Bê-li-cốp là nhân vật điển hình cho lối sống trong bao cô độc, hèn nhát, giáo điều, sống cuộc đời nhạt nhẽo, vô nghĩa.
    • “Lối sống Bê-li-cốp”, lối sống trong bao trở thành liều thuốc độc ngấm ngầm ám ảnh, lây nhiễm và đầu độc cộng đồng xã hội.
    • Bê-li-cốp là sản phẩm của xã hội phong kiến chuyên chế tù túng, ngột ngạt đương thời. Từ đó tác giả đặt ra đòi hỏi sự thay đổi cho xã hội và nhân dân.
Câu 8 Trang 116 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 2

Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô)

Phân tích hình tượng Giăng Van-giăng trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”:

  • Tình huống éo le: Giăng Van-giăng bị đặt vào hoàn cảnh kịch tính. Phăng-tin đang trong tình trạng nguy kịch, Giăng Van-giăng không muốn Phăng-tin biết sự thật ông là tù khổ sai và muốn tìm Cô-dét để cứu giúp cô nhưng Gia-ve đã đến để bắt ông.
  • Hình tượng Giăng Van-giăng:
    • Trước khi Phăng-tin qua đời:
      • Với Gia-ve: Giăng Van-giăng chịu nhún nhường, xưng hô kính trọng ông-tôi, xin Gia-ve cho thêm thời gian, cúi đầu, thì thầm khi nói…
      • Với Phăng-tin: trấn an, tìm mọi cách che chở và giúp đỡ.
      • Sau khi Phăng-tin qua đời:
      • Khôi phục uy quyền trước Gia-ve: cậy bàn tay Gia-ve ra, bẻ thanh giường đe dọa hắn, kết tội Gia-ve, thay đổi xưng hô bình đẳng anh-tôi.
      • Thương xót và tiễn biệt Phăng-tin: sửa sang trang phục, thì thầm vào tai Phăng-tin khiến gương mặt chị rạng rỡ, tiễn chị về cõi vĩnh hằng.

→ Giăng Van-giăng là con người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và hi sinh vì người khác. Sức mạnh và uy quyền của Giăng Van-giăng chính là sức mạnh và uy quyền của tình yêu thương cao cả.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận