Soạn văn 11
Thương vợ - Tú Xương

Soạn văn 11

Thương vợ - Tú Xương

  1. Soạn văn
  2. Lớp 11
  3. Thương vợ - Tú Xương

Bố cục & Nội dung chính
Bố cục & Nội dung chính

  • Phần 1 (6 câu thơ đầu) : Hình ảnh của bà Tú.
  • Phần 2 (hai câu thơ cuối): Nỗi lòng của tác giả.

Nội dung chính

Bài thơ "Thương vợ" chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Trang 30 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu?

Hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân mưu sinh qua bốn câu thơ đầu:

  • Hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ
    • Quanh năm: suốt năm này qua năm khác, triền miên, không ngơi nghỉ ngày nào.
    • Mom sông: nơi gợi cảm giác chênh vênh, thiếu an toàn.
    • Công việc buôn bán nhọc nhằn, tất bật, vất vả, mưu sinh qua ngày.
  • Thân phận: thân cò vừa gợi sự đơn chiếc, vừa gợi nỗi đau, nỗi thiệt thòi của một thân phận bé nhỏ, lam lũ.
  • Từ láy lặn lội và eo sèo gợi cảnh chen chúc, vật lộn, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ.
  • Cách nói khi quãng vắng, buổi đò đông vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian nhiều lo âu, rủi ro, bất trắc.
Câu 2 Trang 30 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú:

  • Nuôi đủ năm con với một chồng: bà là người đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con.
  • Một duyên hai nợ âu đành phận / Năm nắng mười mưa dám quản công: bà là người chịu thương chịu khó, nhẫn nại, khiêm nhường, giàu đức hi sinh.
  • Lặn lội thân cò khi quãng vắng: chịu thương, chịu khó, tần tảo sớm hôm.
Câu 3 Trang 30 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

Lời chửi trong hai câu thơ cuối:

  • Tự chửi đổng, tự rủa mát bản thân vì là gánh nặng cho vợ mình: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc.
  • Tự phán xét, tự lên án chính mình: Có chồng hờ hững cũng như không.
  • Sâu xa hơn, lời tự chửi của Tú Xương còn có ý nghĩa xã hội, lên án thói đời bạc bẽo, một nguyên nhân sâu xa đẩy. ông vào cảnh vô dụng và đẩy bà vào nỗi khổ sở triền miên.
Câu 4 Trang 30 SGK Ngữ Văn 11 - Tập 1

Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh/chị có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Nỗi thương vợ của Tú Xương:

  • Tấm lòng chân thành yêu thương, trân trọng và cao hơn là cảm khái, tri ân vợ: Nuôi đủ năm con với một chồng.
  • Tự trách mình, tự phán xét lên án bản thân vô tích sự, không đỡ đần được gánh nặng cuộc sống với vợ.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận