Soạn văn 10
Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học

Soạn văn 10

Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học

  1. Soạn văn
  2. Lớp 10
  3. Viết bài làm văn số 6: Thuyết minh văn học

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Đề 1 Trang 84 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Thuyết minh về một tác phẩm văn học.

Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm văn học.

b. Thân bài: Thuyết minh về tác phẩm văn học ấy.

  • Nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm văn học: là tác phẩm văn học của nước nào, của tác giả nào, được sáng tác vào giai đoạn nào.
  • Vị trí của tác phẩm văn học ấy đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với nền văn học của dân tộc ấy và đối với nền văn học toàn nhân loại.
  • Giới thiệu về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm ấy; tác phẩm được sáng tác theo thể loại nào, ngôn ngữ, hình ảnh có gì đáng chú ý,… (trọng tâm của bài thuyết minh)
  • Tác phẩm văn học gửi gắm những nội dung, tư tưởng sâu sắc gì tới người đọc (trọng tâm của bài thuyết minh)

c. Kết bài: Cảm nhận khái quát của bản thân về tác phẩm văn học được nói đến ở trên, suy nghĩ mở rộng nâng cao về giá trị của văn học đối với đời sống con người.

Đề 2 Trang 84 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Thuyết minh về một tác giả văn học.

Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả văn học (tên, là tác giả của thời kì văn học nào, đất nước nào)

b. Thân bài: Thuyết minh về tác giả

  • Cuộc đời của tác giả.
  • Sự nghiệp văn học: quá trình sáng tác, có những tác phẩm nào, sáng tác những thể loại nào, thành công nhất ở mảng đề tài nào,…làm nổi bật nội dung, giá trị của một số tác phẩm tiêu biểu (trọng tâm của bài thuyết minh)
  • Phong cách riêng của tác giả ấy là gì.
  • Đóng góp của tác giả văn học này đối với sự phát triển nền văn học nghệ thuật.

c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về tác giả đó.Thuyết minh kết hợp một tác giả, tác phẩm

Đề 3 Trang 84 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Đề 3: Thuyết minh về một thể loại văn học

Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể loại văn học đó

b. Thân bài: Thuyết minh về thể loại văn học

  • Xuất xứ, nguồn gốc, lịch sử hình thành thể loại văn học: ra đời vào khoảng thời gian nào, ở nền văn học nào.
  • Đặc trưng thể loại: ngôn từ, hình ảnh, niêm, luật, đối hay cốt truyện,… có đặc điểm ra sao.
  • Những tác phẩm nổi tiếng được sáng tác bằng thể loại ấy.
  • Hiện nay thể loại văn học này có còn được sử dụng và phát triển hay không.Kết bài: Kết luận, mở rộng nâng cao vấn đề.

c. Kết bài: Kết luận, mở rộng nâng cao vấn đề.

Đề 4 Trang 84 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu và tác phẩm Phú sông Bạch Đằng

Dàn ý;

a. Mở bài: Giới thiệu tác giả và tác phẩm.

b.Thân bài:

  • Vài nét về Trương Hán Siêu.
  • Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:
    • Hoàn cảnh sáng tác:
    • Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
    • Thể loại: lối phú cổ thể.
    • Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên xoay vần của tạo hóa.
    • Nội dung

→ Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

    • Nghệ thuật:  thể phú với cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng.

c. Kết bài: Tổng kết về tác giả và tác phẩm.

Đề 5 Trang 84 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Thuyết minh về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

Dàn ý:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu tác gia Nguyễn Du
  • Giới thiệu về "Truyện Kiều"

b. Thân bài

  • Trình bày về cuộc đời của tác giả Nguyễn Du (xem bố cục ở đề 2).
  • Thuyết minh về Truyện Kiều.
    • Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, mối quan hệ giao lưu văn hoá, văn học của Truyện Kiều với văn học Trung Hoa.
    • Giới thiệu ba phần của Truyện Kiều.
    • Tóm tắt truyện.
    • Trình bày những giá trị nhiều mặt của Truyện Kiều (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, các giá trị về nghệ thuật như: nghệ thuật tả người, tả cảnh, miêu tả nội tâm, nghệ thuật kể chuyện,…)

c. Kết bài: Đánh giá tầm vóc của Nguyễn Du và Truyện Kiều.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận