Soạn văn 10
Lập luận trong văn nghị luận

Soạn văn 10

Lập luận trong văn nghị luận

  1. Soạn văn
  2. Lớp 10
  3. Lập luận trong văn nghị luận

PHẦN I - KHÁI NIỆM VỀ LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
PHẦN I - KHÁI NIỆM VỀ LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 Trang 110 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Hãy đọc đoạn văn lập luận sau đây và trả lời câu hỏi :

Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế mà thôi. Được thời có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá, thế chẳng phải là kẻ thất phu hèn kém ư ? Sao đủ để cùng nói việc binh được.

a) Kết luận (mục đích) của lập luận là gì ?

b) Để dẫn tới kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dẫn chứng (luận cứ) nào ?

c) Hãy cho biết thế nào là một lập luận.

a. Mục đích của lập luận là đi tới kết luận: Bọn Vương Thông vừa không hiểu rõ thời thế vừa dối trá.

b. Tác giả đã đưa ra những lí lẽ sau:

  • Lí lẽ 1: Được thời có thế…thành lớn.
  • Lí lẽ 2: Mất thời không thế…mà thôi.

c. Lập luận là thao tác đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng nhằm dẫn người đọc/nghe đi đến một kết luận nào đó mà người nói/viết muốn đạt tới.

PHẦN II -  CÁCH XÂY DỰNG LẬP LUẬN
PHẦN II - CÁCH XÂY DỰNG LẬP LUẬN

Câu 1 Trang 110 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Xác định luận điểm

a) Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì ? Quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào ?

b) Bài văn có bao nhiêu luận điểm ? Tìm các luận điểm đó.

a. Bài văn nghị luận bàn về vấn đề lạm dụng tiếng nước ngoài ở nước ta. Tác giả có quan điểm phê phán đối với vấn đề trên.

b. Bài viết có hai luận điểm lớn:

  • Bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta tiếng Anh lấn át tiếng Việt.
  • Báo chí nước ta đưa nhiều dung lượng tiếng nước ngoài làm người đọc trong nước bị thiệt thông tin.
Câu 2 Trang 110 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Để làm sáng tỏ cho luận điểm, làm cho người đọc hiểu, tin vào tính đúng đắn của nó, người viết phải đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, tức là tìm các luận cứ cho luận điểm. Đọc lại đoạn văn lập luận ở mục I, văn bản Chữ ta ở mục II và thực hiện các nhiệm vụ dưới đây :

a) Tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm.

b) Cho biết đâu là luận cứ lí lẽ, đâu là bằng chứng thực tế.

a. Tìm luận cứ cho luận điểm ở đoạn trích mục I:

  • Luận cứ 1: Được thời có thế…thành lớn.
  • Luận cứ 2: Mất thời không thế…mà thôi.

→ Các luận cứ bằng lí lẽ.

Tìm luận cứ cho các luận điểm ở bài “Chữ ta” (Hữu Thọ):

  • Luận điểm 1: bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta tiếng Anh lấn át tiếng Việt.
    • Luận cứ 1: Cách sử dụng chữ nước ngoài rất văn minh, hợp lí trên các biển hiệu, quảng cáo ở Xơ-un.
    • Luận cứ 2: Hiện tượng lạm dụng chữ nước ngoài trên các biển hiệu, quảng cáo ở nước tâ.
  • Luận điểm 2: báo chí nước ta đưa nhiều dung lượng tiếng nước ngoài làm người đọc trong nước bị thiệt thông tin.
    • Luận cứ 1: Cách sử dụng tiếng nước ngoài trên báo chí Hàn Quốc.
    • Luận cứ 2: Cách sử dụng tiếng nước ngoài trên báo chí ở nước ta.

b. Các luận cứ bằng đều bằng dẫn chứng thực tế, những việc "mắt thấy tai nghe của tác giả".

Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 Trang 111 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ở bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (Ngữ văn 10, tập một, tr.109) sau đây :

Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại cũng rất phong phú, đa dạng, biểu hiện ở lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người về các mặt phẩm chất, tài năng, những khát vọng chân chính như khát vọng về quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền tự do, khát vọng về công lí, chính nghĩa; đề cao những quan hệ đạo đức, đạo lí tốt đẹp giữa người với người.

Có thể thấy những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên quá các tác phẩm văn học Phật giáo thời Lí (“Cáo bệnh, bảo mọi người” của Mãn Giác, “Tỏ lòng” của Không Lộ,…), sáng tác của Nguyễn Trãi (“Đại cáo bình Ngô”, “Tùng”, “Cảnh ngày hè”,…), Nguyễn Bỉnh Khiêm (“Ghét chuột”, “Nhàn”,…), Nguyễn Dữ (“Chuyện người con gái Nam Xương”, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”,…). Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX như “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”, thơ Hồ Xuân Hương (“Bánh trôi nước”, “Mời trầu”, chùm thơ “Tự tình”), “Truyện Kiều của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu,…

  • Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú, đa dạng.
  • Luận cứ:
    • Lí lẽ: đưa ra 4 biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo lòng thương người…giữa người với người.
    • Dẫn chứng: kể tên các tác phẩm trong văn học Phật giáo, sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và các tác phẩm trong giai đoạn 3 của văn học trung đại.
  • Phương pháp lập luận: diễn dịch.
Câu 2 Trang 111 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm sau :

a) Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích.

b) Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề.

c) Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

a. Đọc sách đem lại nhiều điều bổ ích:

  • Đọc sách đem lại tri thức mới về mọi lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, khoa học…
  • Đọc sách đem lại những trải nghiệm cuộc sống, những bài học quý giá.
  • Đọc sách giúp khám phá và rèn luyện bản thân.

b. Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề:

  • Ô nhiễm môi trường đất.
  • Ô nhiễm môi trường nước.
  • Ô nhiễm môi trường không khí.

c. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng:

  • Các sáng tác dân gian được thưởng thức và lưu truyền ngay trong các tình huống lao động, vui chơi, lễ hội của cuộc sống thường ngày của nhân dân.
  • Các sáng tác dân gian ban đầu không được ghi chép và được thưởng thức, ghi nhớ, lưu truyền đều qua truyền miệng.
  • Các sáng tác dân gian được tập thể đồng sáng tạo và có tính dị bản.
Câu 3 Trang 111 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Chọn một trong các lập luận vừa xây dựng ở bài tập 2 để viết thành một đoạn văn.

Viết đoạn văn:

Đọc sách đem lại nhiều điều bổ ích và quý giá cho con người. Trước hết, đọc sách giúp chúng ta mở mang tri thức về mọi lĩnh vực. Đến với sách là đến với kho tri thức khổng lồ của nhân loại, nơi bạn có thể tìm thấy hiểu biết về khoa học tự nhiên như toán học, vật lí, hóa học…, về khoa học xã hội như lịch sử, ngôn ngữ, văn học… cho đến các bộ môn nghệ thuật. Những điều bổ ích mà sách đem lại không chỉ có tri thức mà còn có những bài học triết lí, những trải nghiệm sống của những người đi trước hoặc những người cùng thời mà không cần phải đi đến tất cả mọi nơi, mọi thời hay trải nghiệm mọi hoàn cảnh để có được chúng. Những trải nghiệm tôn giáo tín ngưỡng hay trải nghiệm kinh doanh, trải nghiệm yêu thương, thành công, thất bại…đều trở thành bài học để chúng ta tránh cho mình những bước đi sai lầm trong cuộc đời mình. Thêm vào đó, ngay khi bạn đọc sách, bạn có cơ hội khám phá sở thích, mối quan tâm của chính mình. Đó cũng là cơ hội tuyệt vời để bạn rèn luyện khả năng ngôn ngữ, các kĩ năng đọc, tưởng tượng và tiếp nhận thông tin mới.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận