Soạn văn 10
Trích diễm thi tập - Hoàng Đức Lương

Soạn văn 10

Trích diễm thi tập - Hoàng Đức Lương

  1. Soạn văn
  2. Lớp 10
  3. Trích diễm thi tập - Hoàng Đức Lương

Bố cục & Nội dung chính
Bố cục & Nội dung chính

Bố cục: 2 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến rách nát tan tành?: Những nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền đầy đủ
  • Phần 2: Còn lại: Niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của tác giả đối với nền thơ ca dân tộc.

Nội dung chính:

Trích diễm thi tập thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc.

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 30 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả.

Những nguyên nhân khiến sáng tác thời xưa không được lưu truyền đầy đủ:

  • Không phải ai cũng biết cảm nhận vẻ đẹp và biết trân trọng, lưu giữ thơ văn.
  • Bậc danh nho làm quan to thì bận rộn, bậc quan nhỏ hay người lận đận thi cử thì không để ý đến việc lưu truyền thơ văn.
  • Thiếu người đủ tâm huyết và năng lực để sưu tầm, biên soạn.
  • Việc lưu truyền còn phụ thuộc vào chế độ kiểm duyệt của triều đình.
  • Ngoài ra, thơ văn thất tán còn vì thời gian, binh lửa.

Nghệ thuật lập luận của tác giả: sử dụng biện pháp so sánh, liên tưởng; câu hỏi tu từ; liệt kê; hệ thống luận cứ mạch lạc, rõ ràng, logic. Từ đó, bày tỏ tấm lòng lo lắng, xót xa và tâm huyết của tác giả với thơ ca nước nhà.

Câu 2 Trang 30 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Hoàng Đức Lưong đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiên nhân?

Cách tác giả sưu tầm thơ văn của tiên nhân:

  • Tìm quanh hỏi khắp
  • Thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều.
  • Chọn bài hay, chia xếp theo từng loại.
Câu 3 Trang 30 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này? Anh (chị) có cảm nghĩ gì vế công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn do ông tiến hành?

Điều thôi thúc tác giả vượt qua khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ:

  • Thực tế thiếu thơ văn để khảo cứu, học hỏi (nhu cầu thực tế).
  • Người học làm thơ chỉ trông vào thơ bách gia đời Đường, còn thơ văn Lí – Trần trong nước thì không có để xem xét (nỗi đau xót và ý thức trách nhiệm trước di sản thơ ca dân tộc bị thất tán).
  • Một nước văn hiến lâu đời nhưng chưa có sách làm căn bản (niềm tự hào, tự tôn dân tộc).

→ Công việc sưu tầm thơ văn của Hoàng Đức Lương là một công việc nặng nề, vất vả nhưng có ý nghĩa, giá trị to lớn đối với di sản thơ ca dân tộc và đối với nhiều thế hệ.

Câu 4 Trang 30 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Anh (chị) cho biết một ý kiến xuất hiện trước "Trích diễm thi tập" nói về văn hiến dân tộc.

Trước “Trích diễn thi tập” có ý kiến của Nguyễn Trãi về văn hiến dân tộc trong Bình Ngô đại cáo:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 Trang 30 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Tìm các dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn, nhà thơ thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc (Gợi ý: đọc lại phần một của tác phẩm Đại cáo bình Ngô)

Có nhiều tác giả, nhà văn nhà thơ tự hào về nền văn hiến dân tộc:

Nam quốc sơn hà:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời

Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận