Soạn văn 10
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ

Soạn văn 10

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ

  1. Soạn văn
  2. Lớp 10
  3. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ

Bố cục & Nội dung chính
Bố cục & Nội dung chính

Bố cục : 4 phần

  • Đoạn 1 (từ đầu đến... vung tay không cần gì cả.): Tử Văn đốt đền.
  • Đoạn 2 (từ Đốt đền xong… đến... thầy cũng khó lòng thoát nạn.): Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.
  • Đoạn 3 (từ Tử Văn vâng lời cho đến... sai lính đ­ưa Tử Văn về): Tử Văn thắng kiện.
  • Đoạn 4 (từ Chàng về đến nhà… đến hết): Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

Nội dung chính:

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồngt thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà.

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 60 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Theo anh (chị) việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?

a. Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.

b. Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.

c. Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.

d. Thể hiện tinh thần dân tộc, mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từnơ có công giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm.

e. Ý kiến khác.

Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của anh (chị)

Câu trả lời tốt nhất ở đây là câu (e). Ý kiến khác

  • Bởi, hành động của Tử Văn vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ thổ thần nước Việt.
  • Câu trả lời (a) chỉ đúng một phần rất nhỏ vì Ngô Tử Văn có đả phá nhưng là đả phá sự ngu tín vào những thần ác, thần bất chính chứ khóng đả phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung.
  • Câu trả lời (c) hoàn toàn là sai vì Ngô Tử Văn không đốt đền một cách vô cớ, hơn nữa trước khi đốt, Tử Văn "tắm gội sạch sẽ, khấn trời'' rồi mới "châm lửa đốt đền". Hành động đó của Tử Văn chứng tỏ chàng đã suy xét rất kĩ lưỡng chứ đâu phải hành động của người tuổi trẻ hiếu thắng.
Câu 2 Trang 61 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Theo anh (chị) chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ thể hiện điều gì ?

a. Thể hiện niềm tin của người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét, thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.

b. Thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.

c. Là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính - Ngô Tử Văn - có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phách của mình.

d. Có ý nghĩa khuyên răn, giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

e. Ý kiến khác

Giải thích lí do sự lựa chọn của anh (chị).

  • Chọn câu e: Ý kiến khác.
  • Bởi: Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là một chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin của người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần (thế giới âm phủ), nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Nó cũng đồng thời thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa. Đây là một bước ngoặt của câu chuyện, là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của câu chuyện lên đến cao trào để nhân vật chính có dịp bộc lộ bản lĩnh và khí phách của mình. Nó cũng mang ý nghĩa khuyên răn, nhằm giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác. 
Câu 3 Trang 61 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa của chi tiết Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên:

  • Phần thưởng xứng đáng cho người dũng cảm, dám xả thân vì công lí và nhân dân.
  • Khuyến khích tinh thần đấu tranh chống lại cái ác.
  • Đề cao và thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa.
Câu 4

Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc của Nguyễn Dữ

Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ:

  • Sự kết hợp thành công bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo.
  • Kết cấu truyện giàu kịch tính với những chi tiết lôi cuốn:
    • Câu chuyện được mở đầu bằng chi tiết Tử Văn châm lửa đốt đền. Chi tiết này đã gây sự chú ý của người đọc và dự báo diễn biến câu chuyện. ⇒ Cách mở đầu hấp dẫn, gây tò mò.
    • Câu chuyện thắt nút và nối tiếp sau đó là những xung đột cứ dần căng thẳng và đẩy lên cao trào.
    • Câu chuyện được mở nút khi sự thật được phơi bày, tên hung thần phải đền tội, người lương thiện, dũng cảm được sống lại và được đền đáp.
Câu 5 Trang 61 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Nêu chủ đề của truyện.

Chủ đề của truyện:

  • Đề cao tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái bất công của trí thức nước Việt.
  • Thể hiện niềm tin ở lẽ phải, công lí, thiện thắng ác, chính thắng tà.

Hướng dẫn luyện tập
Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 Trang 61 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Nếu được yêu cầu viết đoạn kết của truyện, Anh (chị) sẽ đồng tình với cách kết thúc như đã có hay sẽ chọn một cách kết thúc khác? Trình bày và giải thích ý kiến của mình.

Lựa chọn kết thúc khác: Ngô Tử Văn từ chối chức phán sự ở đền Tản Viên mà đi thi, đỗ đạt, làm quan và thực hiện công lí ngay trên dương thế.

Câu 2 Trang 61 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

 Tóm tắt truyện (không quá 20 dòng).

  • Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ khẳng khái, chính trực đã đốt đền của một tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược, trừ hại cho dân.
  • Tên hung thần đe dọa Tử Văn nhưng chàng đã được Thổ thần mach bảo về tung tích và tội ác của hắn, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó.
  • Ngô Tử Văn bj quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác tên hung thần với đầy đủ chứng cứ. Cuối cùng, công lí được khôi phục, kẻ ác bị trừng trị, Thổ thần được phục chức , Tử Văn được sống lại.
  • Ngô Tử Văn được thổ thần tiến cử giữ chức phán sự đền Tản Viên.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận