Soạn văn 10
Ôn tập phần Tiếng Việt

Soạn văn 10

Ôn tập phần Tiếng Việt

  1. Soạn văn
  2. Lớp 10
  3. Ôn tập phần Tiếng Việt

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 138 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Hoạt động giao tiếp là gì ? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ? Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình nào ?

  • Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết) nhằm thực hiện mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.
  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm các nhân tố giao tiếp sau: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
  • Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau: quá trình tạo lập văn bản do người nói/viết thực hiện và quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe/đọc thực hiện.
Câu 2 Trang 138 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Lập bảng so sánh đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết :

  Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng Các yếu tố phụ trợ Đặc điểm chủ yếu về từ và câu
Ngôn ngữ nói      
Ngôn ngữ viết      

 

 

 

Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng

Các yếu tố phụ trợ

Đặc điểm chủ yếu về từ và câu

Ngôn ngữ nói

+ Là ngôn ngữ âm thanh, người nói và người nghe giao tiếp trực tiếp, có thể luân phiên vai nói và vai nghe.

+ Hai bên có thể quan sát đối tượng cùng giao tiếp để điều chỉnh lời nói và thái độ.

+ Diễn ra tức thời nên ít có điều kiện gọt giũa hoặc suy nghĩ, phân tích sâu xa.

Yếu tố phi ngôn ngữ (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ngữ điệu…)

+ Lớp từ đa dạng: khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ xã hội, từ ngữ đưa đẩy chêm xen.

+ Câu thường tỉnh lược, nhiều khi có yếu tố rườm rà, trùng lặp.

Ngôn ngữ viết

+ Là ngôn ngữ viết trong văn bản, được tiếp nhận bằng thị giác. Trong đó, cả người viết và đọc đều phải biết các quy tắc chính tả, ngữ pháp, cách tổ chức văn bản.

+ Người viết có điều kiện suy ngẫm, gọt giũa; người đọc có điều kiện suy ngẫm, phân tích.

Hệ thống dấu câu, các kí hiệu, kí tự, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ…

+ Từ ngữ chính xác, phù hợp với phong cách, ít dùng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng.

+ Câu dài, nhiều thành phần, chặt chẽ, đúng ngữ pháp.

Câu 3 Trang 138 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Văn bản có những đặc điểm cơ bản nào ? Hãy phân tích các đặc điểm ấy qua một văn bản cụ thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10. 

Đặc điểm cơ bản của văn bản:

  • Mỗi văn bản tập trung vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
  • Cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu chặt chẽ, các câu trong văn bản liên kết thống nhất.
  • Mỗi văn bản có tính hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung. Hình thức biểu hiện nội dung, thường mở đầu bằng một tiêu đề và kết thúc thích hợp với từng loại văn bản.

→ Các loại văn bản (phân biệt theo phong cách ngôn ngữ) vào sơ đồ phân loại: Văn bản sinh hoạt; Văn bản nghệ thuật; Văn bản báo chí; Văn bản chính luận; Văn bản khoa học; Văn bản hành chính.

Ví dụ : Văn bản Ba Bể – huyền thoại và sự thật của Bùi Văn Định (ngữ văn 10, tập 2, trang 26 :

- Chủ đề của văn bản là truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

- Câu chuyện được kể rất logic. Các câu trong văn bản được liên kết với nhau bằng các liên từ, các từ chuyển tiếp (chuyện kể rằng, rồi bỗng một đêm, duy chỉ có …) và liên kết theo mạch kể thời gian.

- Mục đích giao tiếp của văn bản: giới thiệu về hòn dảo bằng huyền thoại nhằm gây sự tò mò, chú ý và khát khao khám phá của khách tham quan về những bí ẩn của hòn đảo.

- Về hình thức: văn bản được chia thành ba phần rõ ràng, mạch lạc và dễ nhận biết.

Câu 4 Trang 138 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

4. Lập bảng ghi các đặc điểm cơ bản cho thấy các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật theo mẫu sau :

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Tính cụ thể- ...  

Đặc trưng của PCNN sinh hoạt và PCNN nghệ thuật:

PCNN sinh hoạt

PCNN nghệ thuật

Tính cụ thể

Tính cảm xúc

Tính cá thể

Tình hình tượng

Tình truyền cảm

Tính cá thể hóa

Câu 5 Trang 138 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

a) Trình bày khái quát về :

- Nguồn gốc của tiếng Việt.

- Quan hệ họ hàng của tiếng Việt.

- Lịch sử phát triển của tiếng Việt.

b) Anh (chị) hãy kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam :

- Viết bằng chữ Hán.

- Viết bằng chữ Nôm.

- Viết bằng chữ quốc ngữ.

a. Trình bày khái quát về tiếng Việt:

  • Nguồn gốc bản địa, gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của dân tộc ta.
  • Quan hệ họ hàng: tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer, nhóm Việt Mường.
  • Lịch sử phát triển gồm 5 giai đoạn chính:
    • Tiếng Việt thời kì dựng nước: phát triển gắn bó với tiến trình phát triển của dân tộc Việt.
    • Tiếng Việt thời kì Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: bị chèn ép và đồng hóa nặng nề. Để bảo tồn và phát triển, tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ Hán theo hướng Việt Hóa (âm đọc, ý nghĩa, phạm vi sử dụng).
    • Tiếng Việt trong thời kì độc lập tự chủ: ngày càng phát triển, uyển chuyển, tinh tế; sáng tạo ra chữ Nôm; phát triển với hoạt động thơ ca nghệ thuật.
    • Tiếng Việt thời kì Pháp thuộc: bị tiếng Pháp chèn ép tuy nhiên với sự thông dụng của chữ quốc ngữ, sự ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ - văn hóa phương Tây, tiếng Việt vẫn liên tục, nhanh chóng hình thành và phát triển.
    • Tiếng Việt từ sau CMT8 đến nay: chức năng xã hội được mở rộng, thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và là ngôn ngữ quốc gia của nước Việt Nam độc lập, tự chủ.

b. Kể tên một số tác phẩm văn học Việt Nam:

  • Viết bằng chữ Hán: Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác thiền sư), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)…
  • Viết bằng chữ Nôm: Truyện Kiều (Nguyễn Du), chùm thơ thu (Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến, Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)…
  • Viết bằng chữ quốc ngữ: Đồng chí (Chính Hữu), Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Con cò (Chế Lan Viên), Làng (Kim Lân), Chí Phèo (Nam Cao),…
Câu 6 Trang 138 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Tổng hợp những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực theo bảng mẫu sau :

Về ngữ âm và chữ viết Về từ ngữ Về ngữ pháp Về phong cách ngôn ngữ
- Cần phát âm đúng- ...      

Về ngữ âm, chữ viết

Về từ ngữ

Về ngữ pháp

Về PCNN

+ Tránh nhầm lẫn các từ gần âm, gần nghĩa hoặc phát âm không đúng chuẩn mực.

+ Thận trọng khi dùng từ địa phương.

+ Viết đúng quy tắc chính tả vầ ngữ pháp.

+ Tránh dùng từ sai nghĩa, tránh lặp từ,…

+ Dùng đúng đặc điểm ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ của từ.

+ Tránh dùng câu thiếu thành phần, tránh diễn đạt mơ hồ, tối nghĩa.

+ Giữa các câu phải có sự liên kết.

+ Dùng đúng phong cách ngôn ngữ.

Câu 7 Trang 138 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Trong những câu sau, câu nào anh (chị) cho là đúng :

a) Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công.

b) Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.

c) Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước.

d) Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước.

e) Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.

g) Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.

h) Nhờ trải qua hoạt động thực tiễn, nên ta rút ra những kinh nghiệm quý báu.

Câu đúng: b, d, g, h.

Các câu a, c, e sai. Lỗi sai là người viết không phân định được ranh giới giữa các thành phần phụ với nòng cốt câu.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận