Soạn văn 10
Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi (Tác giả)

Soạn văn 10

Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi (Tác giả)

  1. Soạn văn
  2. Lớp 10
  3. Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi (Tác giả)

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 13 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?

Có thể khẳng định Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại vì:

  • Nguyễn Trãi là bậc anh hùng của dân tộc. Cuộc đời Nguyễn Trãi song hành cùng dòng chảy của lịch sử. Ông tận lực, tận tâm vì quốc gia, dân tộc và làm nên nhiều chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống quân Minh cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước sau này.
  • Nguyễn Trãi là một nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử thời phong kiến. Ông có nhiều đóng góp nổi bật trên nhiều phương diện khác nhau: chính trị, quân sự, ngoại giao, văn chương, nghệ thuật.
  • Tư tưởng của Nguyễn Trãi có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều triều đại, nhiều thế hệ người Việt Nam sau này.
  • Năm 1980, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
Câu 2 Trang 13 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Anh chị đã đọc những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi? Hãy giới thiệu sơ lược một vài tác phẩm tiêu biểu.

Một số tác phẩm được biết đến rộng rãi của Nguyễn Trãi: Côn sơn ca, Bình ngô đại cáo, Cây chuối, Dục thúy sơn, Cảnh ngày hè, Thuật hứng 24…

Giới thiệu một số tác phẩm của Nguyễn Trãi:

  • Bình Ngô đại cáo: được công bố đầu năm 1428, sau chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trước quân Minh bạo tàn. Bài cáo là bản tổng kết toàn diện, sâu sắc về cuộc khởi nghĩa và thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa yêu nước tiến bộ, niềm phấn chấn bước vào thời kì độc lập, tự chủ của đất nước.
  • Bài ca côn sơn: viết khi ông cáo quan về ở ẩn tại núi Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương). Bài thơ phác họa bức tranh cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ở Côn Sơn và bộc lộ phong cách sống thanh cao, tự do, hòa hợp với thiên nhiên.
  • Cảnh ngày hè: Bài thơ rút từ “Quốc âm thi tập”, một tập thơ nổi tiếng viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi. Bài thơ miêu tả bức tranh ngày hè sống động, rực rỡ, tươi đẹp với tình yêu thiên nhiên, yêu đời thiết tha của tác giả.
Câu 3 Trang 13 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ mà anh chị cảm nhận sâu sắc nhất

Chọn hai câu thơ cuối trong bài thơ “Cảnh ngày hè”:

“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”

  • Trước hai câu thơ trên, bạn đọc đã thấy được bức tranh thiên nhiên với những sắc màu, hình ảnh, từ bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả đã thể hiện, bộc bạch rõ lòng mình hơn qua hai câu thơ cuối. Hai câu thơ cuối thổi bùng khát vọng của người anh hùng đầu bạc mà vần vẹn tấm lòng son (Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/Dân giàu đủ khắp đòi phương)
  • Một sự giản dị, thanh cao, đã được thể hiện với mong ước không dành cho riêng mình. Giữa thiên nhiên hương sắc ấy, Nguyễn Trãi không hề mong muốn hưởng thụ thú nhàn tản. Ông không phải con người chỉ chăm chăm giữ lấy sự trong sạch cho riêng mình theo triết lí nhà Nho “độc thiện kì thân”. Ở sâu thẳm tâm hồn ông vẫn là nồi niềm “ưu quốc ái dân”, là khát khao hành động của một con người trọn đời vì lợi ích của nhân dân. Tinh thần Nguyễn Trãi vẫn không hề nhụt giảm, vẫn còn nung nấu hoài bão cống hiến cho đất nước thái bình thịnh trị như thời Đường Ngu — xã hội thịnh trị lí tưởng theo quan niệm nho gia. Giản dị thay và cũng cao cả thay sáu chữ đúc kết tấm lòng Nguyễn Trãi hướng về nhân dân, Quả thật, riêng ông trong hoàn cảnh bấy giờ có nhiều nỗi buồn, nhưng bản chất tâm hồn Nguyễn Trãi luôn “trong sáng và đầy sức sống” (lời cố thủ tuớng Phạm Văn Đồng). Tâm hồn ấy chỉ cháy bỏng niềm mong ước đem lại cho nhân dân cuộc sống giàu đủ. Niềm mong mỏi nhân dân “khắp nơi không một tiếng hờn giận oán sầu” chính là minh chứng cho nhân cách trong sáng tuyệt vời của Nguyễn Trãi.
Câu 4 Trang 13 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi

  • Giá trị nội dung:
    • Nội dung yêu nước: Bộc lộ tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân tiến bộ và sâu sắc; Tình yêu thiên nhiên say đắm, thiết tha.
    • Nội dung nhân đạo: đau nỗi đau của con người, tình cảm sâu nặng dành cho con người và cuộc sống (nghĩa vua tôi, tình cha con, tình bạn, tình quê,…).
  • Giá trị nghệ thuật: Có đóng góp lớn cả về thể loại và ngôn ngữ.
    • Văn chính luận đạt trình độ nghệ thuật mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
    • Đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, làm tiếng Việt thêm giàu đẹp.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận