Soạn văn 10
Chí khí anh hùng (Truyện Kiều) - Nguyễn Du

Soạn văn 10

Chí khí anh hùng (Truyện Kiều) - Nguyễn Du

  1. Soạn văn
  2. Lớp 10
  3. Chí khí anh hùng (Truyện Kiều) - Nguyễn Du

Bố cục & Nội dung chính
Bố cục & Nội dung chính

Bố cục: 3 phần

  • 4 cầu đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải
  • 12 câu tiếp: Lí tưởng anh hùng của Từ Hải
  • 2 câu cuối: Từ Hải ra đi

Nội dung chính:

Qua nhân vật Từ Hải, hiểu được lí tưởng anh hùng của Nguyễn Du.

Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời

Câu 1 Trang 114 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Anh (chị) hãy cho biết hàm nghĩa các cụm từ “lòng bốn phương” và “mặt phi thường”. Tìm những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.

Hàm nghĩa của các cụm từ:

  • lòng bốn phương: chí nguyện lập công danh, sự nghiệp (gắn với điển tích trong Kinh Lễ: xưa con trai thời xưa, người ta làm cái cung bằng cây dâu, tên bằng cỏ bồng bắn ra bốn phương nam, bắc, đông, tây tượng trưng cho mong muốn sau này người con làm nên sự nghiệp lớn).
  • mặt phi thường: sự xuất chúng, bản lĩnh hơn người.

→ Các cụm từ trên phản ánh hoài bão lớn lao, chí hướng cao cả lập công lập danh của bậc nam nhi đại trượng phu Từ Hải.

Những từ ngữ thể hiện sự trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải:

  • Cách gọi yêu mến, kính trọng, tôn xưng: trượng phu.
  • Từ ngữ khoáng đạt, mạnh mẽ, gắn với những hình ảnh lớn lao, hoành tráng: lòng bốn phương, trời bể mênh mang, mười bạn tinh binh, tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường, mặt phi thường, bốn bể, gió mây, dặm khơi.
  • Từ ngữ thể hiện hành động dứt khoát, đầy ý chí và lí tưởng: lên đường thẳng rong, quyết lời dứt áo ra đi.

 

Câu 2 Trang 114 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lòi nói với Thúy Kiều như thế nào?

Qua lời nói với Thúy Kiều, Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình:

  • Coi việc Kiều xin đi theo chỉ là thói “nữ nhi thường tình” (cảm xúc lưu luyến yếu đuối của người nữ nhi bình thường) và trách Kiều đã là tri âm tri kỉ, sao còn làm vướng bận chí khí anh hùng của chàng.

→ Thái độ rạch ròi, dứt khoát, mạnh mẽ, không để chuyện tình cảm thường tình xao nhãng chí lớn.

  • Giải thích rõ lí do không đưa nàng đi cùng: Bằng nay bốn bể không nhà/Theo càng thêm bận biết là đi đâu (Kiều đi theo vừa vất vả, gian lao vừa thêm vướng bận cho chàng); chàng cần dồn tâm sức thực hiện lí tưởng sự nghiệp của mình Bao giờ mười vạn…nghi gia → Bậc trượng phu mang trong mình hùng tâm tráng chí, chí khí anh hùng.
  • Lời hứa ngắn gọn, quả quyết, tự tin: Đành lòng …/Chầy chăng là một năm sau vội gì!.

→ Từ Hải là người anh hùng có hoài bão lớn lao, ý chí và bản lĩnh hơn người, quyết tâm sắt đá, tự tin và không để tình cảm quyến luyến thường tình làm xao nhãng.

Câu 3 Trang 114 SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2

Nêu nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả (hiện thực hay lí tưởng hoá) người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích. Đây có phải là cách tả phổ biến của ván học trung đại không?

Đặc điểm của cách miêu tả người anh hùng Từ Hải trong đoạn trích:

  • Sử dụng bút pháp lí tưởng hóa: hình ảnh kì vĩ, lớn lao; từ ngữ ngợi ca, tôn xưng; tính cách nhân vật rạch ròi, rõ nét.
  • Bút pháp ước lệ, tượng trưng, phóng đại: Từ Hải mang dáng dấp của những người anh hùng chọc trời khuấy nước thường thấy trong thơ văn trung đại.
  • Nhân vật hiện lên qua lối miêu tả ngoại hiện với ngôn ngữ đối thoại dứt khoát, hành động quả quyết, thái độ tự tin đầy khí phách.

→ Đây là cách miêu tả hình tượng người anh hùng phổ biến trong văn học trung đại. Từ Hải được miêu tả một cách đẹp đẽ, bay bổng, đáng ngưỡng mộ, đáng khâm phục. Người anh hùng Từ Hải chính là giấc mơ công lí của nhà thơ Nguyễn Du.

Nhiều người quan tâmNhiều người quan tâm

{{lessonTitle}}Thảo luận